Dịch vụ

Du Học Mỹ Ngành Truyền Thông Chưa Bao Giờ Hết Hot

Trong thời đại 4.0, ngành truyền thông ngày càng phát triển và thu hút nguồn nhân lực làm việc. Ngành này luôn có nhiều xu hướng nên nhiều bạn trẻ đam mê và muốn theo đuổi dài lâu. Không chỉ học ở trong nước, các bạn có thể đi du học. Du học Mỹ ngành truyền thông sẽ giúp các bạn SV có nhiều cơ hội việc làm và nâng cao các kỹ năng trong tương lai. 

Lý do chọn du học Mỹ ngành truyền thông 

Mỹ là một trong những đất nước nổi tiếng về đào tạo ngành truyền thông. Vì người dân quốc gia này đã nhận ra sức mạnh của ngành truyền thông. Các thương hiệu đình đám của Mỹ đã và đang sử dụng phương tiện tiếp thị truyền thông để nâng cao độ nhận diện thương hiệu ra toàn thế giới. 

Song song cùng với ngành truyền thông, nền giáo dục của Mỹ cũng phát triển không kém. SV quốc tế khi quyết định đi du học Mỹ ngành truyền thông sẽ tích lũy nguồn tri thức khổng lồ về ngành này. Các bạn thậm chí sẽ mở rộng nhiều mối quan hệ cho việc học tập và công việc sau khi tốt nghiệp. 

Du học ngành truyền thông ở Mỹ dễ xin việc

SV sẽ học gì trong ngành truyền thông?

Ngành truyền thông chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ như báo chí, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, truyền hình, truyền thông đa phương tiện,…

Truyền thông báo chí 

Tuy ngành truyền thông báo chí khá phổ biến nhưng không phải ai cũng phân biệt truyền thông báo chí và truyền thông. Ngành truyền thông báo chí là một nhánh nhỏ của ngành truyền thông và có bề dày lịch sử. Truyền thông báo chí là hình thức truyền thông mang tính thời sự và đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

Những bạn yêu thích các công việc sáng tạo các ấn phẩm báo chí và thông tin mang tính chất báo chí nên chọn ngành này. Để gắn bó với ngành này, các bạn cần có nền tảng kiến thức vững chắc. Sau đó, các bạn cần có khả năng dấn thân và không ngại khó khan để truyền đạt thông tin đến công chúng. 

Truyền thông thực hành

Truyền thông thực hành chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ như quan hệ công chúng, truyền thông phi lợi nhuận và truyền thông doanh nghiệp. Tuy các công việc của người làm quan hệ công chúng khá giống truyền thông, nhưng họ thường phải chuẩn bị các chiến lược trước khi đưa ra các thông điệp ra thế giới bên ngoài. Quan hệ công chúng còn là ngành cần phải thuyết phục một nhóm người thay đổi tư tưởng nhằm đạt được một mục đích nào đó. Những bạn học về truyền thông báo chí thường chỉ cung cấp thông tin. Họ không có đủ khả năng để điều hướng dư luận. 

Thế giới truyền thông rất đa dạng

Truyền thông kỹ thuật số

Ở thời đại 4.0, truyền thông kỹ thuật số là một trong những ngành hot và người công tác trong ngành này có liên quan đến hậu kỳ. Để học và làm việc ở ngành này, các bạn cần phải sử dụng nhiều thiết bị như máy quay, máy ảnh, các phần mềm trên máy tính,…Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tự thiết kế các ấn phẩm truyền thông kỹ thuật số như TVC quảng cáo, phim tài liệu,…

Nghiên cứu truyền thông 

Nghiên cứu truyền thông là ngành nghiên cứu các chiến lược và các loại hình truyền thông. Các loại truyền thông phổ biến là truyền thông, báo chí và truyền thông thực hành. 

Các bạn khi công tác trong ngành này sẽ không trực tiếp đảm nhận các dự án truyền thông. Các bạn chỉ lên các chiến lược và kế hoạch. Do đó, tầm ảnh hưởng của các bạn rất to lớn đến kết quả một hoạt động truyền thông. Công việc chính là quan sát và nghiên cứu các hiện tượng, thói quan và hành vi của người tiêu dùng. Sau khi nghiên cứu, các bạn sẽ đưa ra các định hướng và chiến lược truyền thông. 

Du học Mỹ ngành truyền thông thì sẽ làm những công việc gì? 

Là ngành rất đa dạng, các bạn có thể linh hoạt học và làm việc. Nếu có nền tảng về truyền thông sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể công tác trong nhiều ngành nhỏ: 

Marketing và quảng cáo: đây là ngành thường được nhiều SV chọn học ở Mỹ. Các bạn có thể làm những công việc có liên quan đến truyền tải thông tin. Sau đó, các bạn chọn lọc các thông tin hoặc thông điệp nhằm thuyết phục họ đưa ra các quyết định sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Quan hệ công chúng: sau ngành marketing và quảng cáo, nhiều SV cũng chuộng quan hệ công chúng. Mục tiêu chính của quan hệ công chúng là quản lý danh tiếng của công ty hoặc một người nổi tiếng. Từ đó, một sản phẩm hoặc một doanh nghiệp sẽ giữ được danh tiếng. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục là hai kỹ năng tiên quyết khi theo đuổi ngành này. 

Báo chí và phát thanh: tương tự như quan hệ công chúng, các bạn cần có kỹ năng giao tiếp tuyệt đỉnh. Tuy nhiên, các bạn không nhất thiết phải siêu đẳng về kỹ năng thuyết phục. Thay vào đó, các bạn cần có kỹ năng viết. Giao tiếp và viết lách là hai yếu tố cốt lõi khi theo đuổi ngành này. 

Truyền thông điện tử: với sự bùng nổ của thế giới mạng và các nền tảng mạng xã hội, ngành truyền thông điện tử đang lên ngôi. Các bạn khi học ngành này cũng có nhiều cơ hội việc làm. Nếu có đam mê ngành truyền thông điện tử, thì bạn nên học kết hợp với digital marketing. Vì nền tảng kiến thức về truyền thông sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau khi ra trường. 

Các ưu điểm khi học ngành truyền thông ở Mỹ

Sinh viên khi theo học ngành truyền thông ở Mỹ, các bạn sẽ được lựa chọn trường học phù hợp với năng lực học tập và khả năng tài chính. SV cũng sẽ được tiếp cận với các kiến thức thực tiễn. Các bạn cũng sẽ học cách phân tích nhiều vấn đề để tìm kiếm nhiều xu hướng. Các bạn vừa có kiến thức nền vừa có sự tự tin đào sâu vào nhánh ngành truyền thông. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể xin việc ở bất cứ đâu trên nước Mỹ và trên thế giới. Vì bằng cấp ở Mỹ được công nhận toàn cầu. 

Một số trường nổi tiếng chuyên đào tạo 

Ưu điểm khi du học Mỹ ngành truyền thông

Đại học Illinois 

ĐH Illinois tọa lạc ở Chicago – một trong các thành phố lớn nhất của thế giới. ĐH này cũng thuộc đại học nghiên cứu nổi tiếng và duy nhất ở Chicago. Với ngành truyền thông và phương tiện truyền thông, ĐH Illinois thuộc top 50 thế giới. 

Không chỉ tự tin về kiến thức được nhận, SV sau khi tốt nghiệp còn có cơ hội xin việc ở các doanh nghiệp lớ như Google, WGN News, National Public Radio,…Chỉ cần thực tập, SV cũng đã lĩnh hội rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Học phí của trường khoảng 30, 000 USD/năm và trường có cấp học bổng tối đa là 12, 000 USD/ năm cho 4 năm học. 

ĐH Southern California

ĐH Southern California nổi tiếng và tiên phong đào tạo ngành truyền thông bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, trường còn cấp học bổng Merit cho SV quốc tế (vài ngàn USD đến toàn bộ học phí). SV khi học ngành này sẽ tự tin về năng lực học tập và làm việc vì trường có nhiều hoạt động ngoại khóa. 

ĐH Arizona State

ĐH Arizona State University được xem là một trong những trường lâu đời và nổi tiếng ở Mỹ vì chuyên đào tạo truyền thông. Tọa lạc tại Phoenix (phía Tây Nam Mỹ), bang Arizona, trường có hơn 13 000 SV quốc tế. Đây là trường ĐH công lập được nhiều SV quốc tế ưa chuộng. Chỉ tính riêng SV Việt, trường đã có khoảng 150 bạn theo học. Học phí của trường vào khoảng 30, 000 USD/năm và có cấp học bổng cho SV quốc tế (10, 000 USD/năm). 

ĐH Ohio 

ĐH Ohio cũng là đại học công lập lâu đời của Mỹ. Thành lập từ năm 1804, ĐH này hiện đã nằm trong top các trường chuyên đào tạo về ngành truyền thông. Tọa lạc ở Athens của bang Ohio, SV có thể di chuyển dễ dàng và khám phá các địa điểm thú vị như Columbus, Cincinnati, Washington DC,…

Tuy là trường lâu đời nhưng chất lượng đào tạo của trường thuộc hàng top 185 hàng đầu của nước Mỹ. SV sau khi tốt nghiệp sẽ tự tin bước vào thị trường lao động vì các bạn đã tích lũy nhiều trải nghiệm từ các hoạt động ngoại khóa và làm việc trong trường.

Đại học The University of Arizona

ĐH The University of Arizona là đại học công lập thành lập từ năm 1885 ở Tucson, Arizona. Trường có diện tích trường khá rộng (khoảng 230 sân vận động cộng lại). Trường được bình chọn là một trong các trường mang lại nhiều giá trị tốt nhất cho SV. 

Mục tiêu giáo dục cốt lõi của trường là trang bị đầy đủ cho các SV về kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát huy tối đa năng lực và đủ bản lĩnh để làm việc. Ngoài học trên giảng đường, SV còn được tham gia các CLB theo sở thích, đam mê và năng khiếu. 

Với các bạn du học ngành truyền thông ở Mỹ, các bạn sẽ rèn luyện các kỹ năng thực tiễn thông qua các hoạt động ngoại khóa này. Các bạn có thể tham gia các môn thể thao, các câu lạc bộ về phát thanh – truyền hình,…

SV trường ĐH The University of Arizona

Triển vọng nghề nghiệp tương lai 

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức về truyền thông, giải trí, điện ảnh, quảng cáo, giáo dục,…

Biên tập viên ở đài truyền hình 

Biên tập viên ở đài phát thanh 

Biên tập viên xử lý phần hậu kỳ 

Chuyên viên phụ trách xây dựng các nội dung trên các đài phát thanh và đài truyền hình

Chuyên viên thực hiện các kỹ xảo điện ảnh ở các hãng sản xuất phim hoặc các công ty sản xuất điện ảnh – giải trí 

Biên tập viên ở các tòa soạn và nhà xuất bản 

Chuyên gia thiết kế các bộ sản phẩm về thương hiệu

Chuyên viên tư vấn và thiết kế các TVC quảng cáo 

Chuyên viên xây dựng thương hiệu ở các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp bán lẻ 

Chuyên viên thiết kế đồ hoạ hoặc mô phỏng mô hình trong y học, công nghiệp, du lịch, giáo dục,…

Giảng viên ở các ĐH-CĐ có đào tạo ngành truyền thông 

Trong thế giới truyền thông có rất nhiều ngành khác nhau. Nếu muốn đi du học Mỹ ngành truyền thông, các bạn nên tìm hiểu các nhánh ngành nhỏ và thế mạnh để theo đuổi. Các bạn sẽ thấy hấp dẫn khi trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông. 

Công Ty Tư Vấn Du Học và Định Cư DL SOLUTIONS

  • Địa chỉ: 129, đường số 7, phường Phước Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0347 888 696
  • Website: dlservicesinc.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/dlsolutions0627
Liên hệ
Tìm Hiểu Về Định Cư Mỹ (Diện Bảo Lãnh Thân Nhân/Gia Đình)

Định cư Mỹ từ lâu đã trở thành niềm mơ ước của rất nhiều người. Với mong muốn tìm kiếm một nơi tuyệt vời để sinh sống, một công việc tốt, nhiều người Việt đã không ngại bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tìm hiểu về các thủ tục bảo lãnh người thân sang Mỹ để định cư làm việc. Nếu bạn cũng đang muốn đến Hoa Kỷ theo diện bảo lãnh gia đình, hãy cùng DL Solutions tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các loại visa định cư Mỹ diện bảo lãnh thân nhân

Đương đơn người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc tại Mỹ cần có thị thực định cư Mỹ.

Đương đơn người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc tại Mỹ cần có thị thực định cư Mỹ. Để nộp đơn xin visa định, công dân người nước ngoài cần được bảo lãnh bởi một thân nhân trực hệ là công dân Mỹ (US Citizen) hoặc người đang là Thường trú nhân tại Mỹ (LPR) đủ 21 tuổi trở lên.

Sau đây là các diện visa định cư bảo lãnh thân nhân phổ biến:

Ký hiệu visa Mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh Thời gian xét duyệt visa
IR1, CR1 Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh vợ hoặc chồng

IR1: áp dụng cho trường hai vợ chồng đã kết hôn trên 2 năm

CR1: chỉ áp dụng với trường hợp hai vợ chồng đã kết hôn với thời gian dưới 2 năm

6 – 12 tháng
IR2, CR2 IR2: là công dân Hoa Kỳ bảo lãnh con còn độc thân dưới 21 tuổi

CR2: công dân Hoa kỳ bảo lãnh con riêng còn độc thân dưới 21 tuổi

6 – 12 tháng
K1 Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh hôn phu/ hôn thê 6 tháng
K3 Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh vợ/ chồng khi đang chờ hồ sơ CR1/ IR1 xét duyệt 6 tháng
IR3, IH3, IR4, IH4 Diện bảo lãnh con nuôi của công dân Hoa Kỳ 6 – 18 tháng
IR5 Công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi bảo lãnh cha mẹ 6 – 18 tháng
F1 Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi 7 – 8 năm
F3 Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh con đã có gia đình 10 – 12 năm
F4 Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh anh/ chị/ em ruột 10 – 12 năm
F2A Thường trú nhân Hoa Kỳ (thẻ xanh) bảo lãnh vợ/ chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi 18 – 30 tháng
F2B Thường trú nhân Hoa Kỳ (thẻ xanh) bảo lãnh con còn độc thân trên 21 tuổi 7 – 8 năm

2. Điều kiện bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư

Nhìn chung, người bảo lãnh là công dân Mỹ hoặc Thường trú nhân Mỹ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau để có thể bảo lãnh người thân sang Mỹ diện thân nhân:

– Người bảo lãnh phải đủ từ 21 tuối trở lên, có quốc tịch Mỹ.

– Người bảo lãnh phải chứng minh có đủ thu nhập hoặc tài sản để hỗ trợ người thân khi bảo lãnh sang Mỹ định cư.

– Người bảo lãnh phải chứng minh được mối quan hệ với người thân khi bảo lãnh họ sang Mỹ định cư.

3. Hồ sơ định cư diện bảo lãnh thân nhân

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cơ bản sau để có thể nộp cho Đại sứ quán để được xét duyệt thị thực định cư diện bảo lãnh gia đình.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cơ bản sau để có thể nộp cho Đại sứ quán để được xét duyệt thị thực định cư diện bảo lãnh gia đình:

. Đối với người bảo lãnh:

– Mẫu đơn bảo lãnh thân nhân đi Mỹ (I-130)

– Mẫu đơn thân nhân G-325A

– Bản sao hộ chiếu

– Giấy đăng ký kết hôn (bản sao)

– GIấy khai sinh (bản sao)

– Thẻ cư trú hoặc giấy xác nhận thường trú của chính quyền địa phương tại nước sở tại

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh

– Chứng minh việc làm: hợp đồng lao động, bảng xác nhận lương

– Chứng minh tài chính: tài sản hoặc đất đai, có đủ điều kiện tài chính để bảo lãnh người thân

. Đối với đương đơn:

– Hộ chiếu (bản chính, có chữ ký), còn hiệu lực trên 6 tháng

– 2 tấm ảnh 5x5cm, nền trắng, chụp chưa quá 6 tháng

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

– Giấy xác nhận kết hôn

– Sơ yếu lý lịch

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh

4. Quy trình bảo lãnh người thân sang Mỹ

Xin thị thực định cư diện bảo lãnh thân nhân là quá trình lâu dài, bởi không chỉ người bảo lãnh phải chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết mà người được bảo lãnh cũng phải hoàn tất bộ hồ sơ để nộp lên Đại sứ quán Mỹ. Thông thường, định cư Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình cần trải qua các bước sau đây:

. Chuẩn bị hồ sơ & nộp hồ sơ bảo lãnh

Công dân Hoa Kỳ và Thường trú nhân Mỹ nộp Mẫu đơn I-130 tại Sở Di Trú Mỹ (USCIS). Sở Di Trú Mỹ sẽ xem xét và sau khi tiếp nhận hồ sơ, USCIS sẽ gửi mẫu I-797C (Receipt Notice) cho người bảo lãnh kèm thông báo đã nhận hồ sơ và hướng dẫn các bước tiếp theo, trên form này cũng kèm theo số receipt number sử dụng để kiểm tra tình trạng duyệt đơn sau này. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển đến Trung tâm thị thực quốc gia (NVC).

. Xử lý hồ sơ tại trung tâm thị thực quốc gia (NVC)

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Sở Di Trú, NVC sẽ xem xét tạo một mã hồ sơ (case number) và gửi thông báo đến người bảo lãnh thanh toán và nộp các giấy tờ cần thiết. Thông  thường, người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều phải đóng phí bảo trợ tài chính và các phí khác theo hướng dẫn của NVC.

Hoàn tất các thủ tục trên, NVC sẽ tiếp tục xử lý hồ sơ và xếp lịch cho người được bảo lãnh phỏng vấn ở Lãnh sự quán Mỹ.

. Nhận thư mời phỏng vấn & khám sức khoẻ

Người được bảo lãnh sẽ nhận được thư mời phỏng vấn từ Lãnh sự quán. Người được bảo lãnh cần làm theo các hướng dẫn của Lãnh sự quán để thực hiện các thủ tục sau:

– Điền mẫu đơn DS-260

– Đăng ký địa chỉ chuyển phát hồ sơ

– Khám sức khoẻ và tiêm phòng

– Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu

. Phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ

Người được bảo lãnh cần tham gia buổi phòng vấn theo đúng thời gian hẹn trên thư mời của Lãnh sự quán Mỹ và mang theo các hồ sơ cần thiết cho buổi phỏng vấn.

Nếu hồ sơ được chấp thuận, đương đơn sẽ được thông báo về việc sẽ nhận được hộ chiếu và visa Mỹ sau 2 tuần làm việc. Nếu không được chấp thuận, viên chức Lãnh sự sẽ đưa lại thư từ chối.

. Nhận visa và thanh toán phí định cư

Mỗi đương đơn phải thanh toán một khoản phí định cư cho Sở Di Trú (USCIS) sau hi nhận được thị thực và trước khi nhập cảnh vào Mỹ. Phí này được thanh toán cho việc cấp thẻ xanh.

. Đến Mỹ

Đương đơn cần đến Mỹ trong thời gian thị thực còn hạn Sau khi nhập cảnh, sẽ phải chờ thêm khoảng từ 4 -6 tháng để được cấp thẻ xanh.

Bên trên là các thông tin về định cư Mỹ diện bảo lãnh thân nhân, và các bước chuẩn bị hồ sơ cũng như quy trình bảo lãnh người thân sang Mỹ. Có thể thấy, hồ sơ định cư Mỹ diện bảo lãnh gia đình luôn là vấn đề nan giải với nhiều người với nhiều thủ tục phức tạp, cần chứng minh tài chính và các yêu cầu khắt khe từ Đại sứ quán Mỹ. Do vậy, việc chuẩn bị kỹ càng các giấy tờ, hồ sơ cần thiết sẽ khiến cho bạn có nhiều cơ hội có thị thực định cư Mỹ.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho thị thực định cư diện bảo lãnh thân nhân hay thắc mắc trong quá trình xin visa, công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về định cư Mỹ và các cơ hội để biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

Liên hệ
Tìm Hiểu Về Chương Trình Định Cư Đề Cử Tỉnh Bang PNP Của Canada

Định cư Canada từ lâu được xem là niềm mơ ước của nhiều người, trong đó có người Việt Nam. Với hơn 80 chương trình định cư khác nhau, Canada là một trong số ít các quốc gia có chính sách nhập cư đa dạng nhất thế giới. Trong đó, chương trình đề cử tỉnh bang PNP (Provincial Nominee Program) là một trong những chương trình định cư phổ biến tại Canada. Hãy cùng tìm hiểu cùng DL Solutions những thông tin thiết yếu về chương trình PNP cũng như các quy định khi tham gia chương trình nhé!

1. Chương trình đề cử tỉnh bang PNP là gì?

Chương trình đề cử tỉnh bang PNP (Provincial Nominee Program) là một trong những chương trình nhập cư  của Canada

Chương trình đề cử tỉnh bang PNP (Provincial Nominee Program), là một trong những chương trình nhập cư của Chính phủ Canada. Chương trình đề cử tỉnh bang PNP cho phép các tỉnh bang và vùng lãnh thổ ở Canada đề cử các cá nhân có nguyện vọng nhập cư Canada và monng muốn có cuộc sống lâu dài tại đất nước này.

Mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ tại Canada (trừ Quebec và Nunavut) đều có chương trình đề cử tỉnh bang riêng biệt. Các chương trình đề cử tỉnh bang PNP đều có tối thiểu 1 diện nhập cư sử dụng hệ thống lựa chọn Express Entry của liên bang. Đề cử tỉnh bang được ban hành để áp dụng cho chương trình Express Entry, còn được gọi là “đề cử tăng cường” (Enhanced Nominations), sẽ cộng thêm cho các ứng viên Express Entry 600 điểm CRS.

Chương trình đề cư tỉnh bang PNP cho phép quy trình xử lý được nhanh chóng tuỳ theo kế hoạch về nhu cầu nhập cư của mỗi tỉnh bang. PNP về cơ bản gồm 2 chương trình chính là PNP diện công nhân lành nghề và PNP diện nhập cư kinh doanh. Chương trình PNP diện

công nhân lành nghề cho phép các lao động có tay nghế cao được mời làm việc từ một doanh nghiệp trong tỉnh bang. Trong khi đó, chương trình PNP diện doanh nhân xử lý những trường hợp nhập cư để thành lập doanh nghiệp tạo Canada hoặc liên doanh với doanh nghiệp địa phương.

2. Các đối tượng tham gia PNP Canada?

Chương trình PNP Canada là chương trình đề cử cấp độ tỉnh bang dành cho các đối tượng sau:

– Lao động có tay nghề, kỹ năng và trình độ, nhận được lời mời làm việc từ một công ty trong tỉnh bang tại Canada.

– Người muốn xin Thường trú nhân (PR) ở Canada.

– Các cá nhân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại Canada.

3. Tỉnh bang tham gia chương trình PNP

Chương trình PNP là chương trình định cư rất phổ biến tại Canada. Hầu hết các tỉnh bang và vùng lãnh thổ ở Canada đều có chương trình đề cử tỉnh bang của riêng mình, trừ tỉnh bang Quebec có chương trình nhập cư riêng và Nunavut không có chương trình này.

. Chương trình đề cử tỉnh bang Alberta (AINP)

Chương trình đề cử tỉnh bang Alberta gồm cho cả ứng viên thuộc Express Entry và ứng viên không liên kết với Express Entry. Alberta là tỉnh bang có chương trình đề cử dành cho người lao động nước ngoài đáp ứng các yâu cầu cụ thể của tỉnh bang.

. Chương trình đề cử tỉnh bang British Columbia (BC PNP)

Chương trình đề cử tỉnh bang British Columbia được đánh giá là có đa dạng danh mục nghề nghiệp nhất cho du học sinh mới tốt nghiệp, người lao động hay thậm chí là doanh nhân. Bên cạnh đó, chương trình còn có các hạng mục liên kết với Express Entry của Canada.

. Chương trình đề cử của tỉnh bang Manitoba (MPNP)

Chương trình đề cử tỉnh bang Manitoba được thiết kế dành cho người lao động có ý định sinh sống và làm việc lâu dài tại Manitoba.

. Chương trình đề cử của tỉnh bang New Brunswick (NB PNP)

Chương trình đề cử tỉnh bang New Brunswick sẽ bao gồm các diện nhập cư dành cho doanh nhân, sinh viên quốc tế, người lao động lành nghề được hỗ trợ bởi tỉnh bang thông qua hệ thống Express Entry.

Ngoài ra còn có một số các chương trình đề cử tỉnh bang khác như:

. Chương trình đề cử của tỉnh bang Newfoundland và bang Labrador (NL PNP)

. Chương trình đề cử của tỉnh bang Nova Scotia (NSNP)

. Chương trình đề cử của tỉnh bang Ontario (OINP)

. Chương trình đề cử tỉnh bang Prince Edward Island (PEI PNP)

. Chương trình đề cử tỉnh bang Saskatchewan (SINP)

. Chương trình đề cử vùng lãnh thổ Northwest Territories (NTNP)

. Chương trình đề cử vùng lãnh thổ Yukon (YNP)

4. Điều kiện chung tham gia định cư Canada diện PNP

Công dân nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tham gia chương trình đề cử tỉnh bang PNP tại Canada

Công dân nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để có thể tham gia chương trình đề cử tỉnh bang PNP tại Canada:

– Nhận được lời mời làm việc phù hợp với từng quy định riêng của tỉnh bang.

– Đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí xét duyệt của từng tỉnh bang như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, ngoại ngữ,…

– Đối với PNP diện doanh nhân đề cử và đầu tư, đương đơn cần có kinh nghiệm làm chủ hoặc quản lý cấp cao của doanh nghiệp từ 3 năm trở lên trong khoảng thời gian 5 năm tình đến thời điểm nộp hồ sơ.

– Đương đơn diện doanh nhân đề cử và đầu tư phải chứng minh được có mức tài sản tối thiểu là 250,000 CAD; và có bản kế hoạch kinh doanh/ đầu tư cũg như có chuến tham quan tìm hiểu về điều kiện kinh doanh và cuộc sống của tỉnh bang muốn đầu tư ở Canada.

– Trình độ tiếng Anh từ 5.0 IELTS trở lên

– Tuổi từ 21 – 54.

Ngoài ra, ở mỗi tình bang còn có các điều kiện và yêu cầu riêng cho chương trình PNP diện doanh nhân và đầu tư.

5. Cách thức nộp đơn vào chương trình PNP tại Canada

Tại Canada, Chính phủ liên bang sẽ quyệt định việc nhập cư cho ứng viên chứ không phải từ chính quyền liên bang. Vì vậy quá trình nộp đơn xin thường trú tại Canada theo chương trình PNP sẽ gồm các bước như sau:

– Tìm hiểu các chương trình PNP tại bang đang sinh sống và làm việc. Xác nhận các yêu cầu, điều kiện cần đáp ứng và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.

– Chuẩn bị đơn đăng ký chương trình PNP sau đó nộp đơn lên Chính phủ liên bang

– Đợi Chính phủ liên bang xem xét và đánh giá đơn đăng ký, nếu thoả đủ các điều kiện bạn sẽ nhận được giấy đề cử của tỉnh bang.

– Nộp đơn xin thường trú lên Chính phủ liên bang. Trường hợp nhận được giấy chứng nhận đề cử qua chường trình PNP có liên kết với Express Entry, đương đơn có thể đăng ký trực tiếp qua Express Entry.

Một số chương trình PNP khác sẽ yêu cầu ứng viên nộp thư bày tỏ nguyện vọng rồi mới xét đến đăng ký. Nhìn chung, hầu hết các tỉnh bang đều có 1 mục liên kết với Express Entry của Chính phủ Canada.

Riêng đối với các ứng viên đủ điều kiện và nhận được đề cử của bang sẽ được cộng thêm 600 điểm vào hệ thống CRS. Lợi thế này giúp các ứng viên trở nên tiềm năng hơn và có cơ hội nhận được lời mời đăng ký Thường trú nhân cao hơn.

6. Lợi ích của chương trình PNP

Chương trình đề cử tỉnh bang PNP mang lại nhiều lợi ích cho các ứng viên

Sau đây là một số lợi ích mà chương trình đề cử tỉnh bang mang lại:

. Thường trú nhân (PR): nếu được chọn trong chương trình đề cử tỉnh bang PNP của Canada, bạn sẽ nhận được đề cử của tỉnh abng và đủ điều kiện để nộp đơn xin PR tại Canada.

. Xử lý đơn nhanh chóng: chương trình đề cử tỉnh bang PNP sẽ có thời gian xử lý hồ sơ nhanh hơn các chương trình nhập cư khác.

. Không cần thư mời làm việc: một số chương trình đề cử cấp tỉnh không yêu cầu thư mời làm việc

. Yêu cầu trình độ ngoại ngữ thấp: một số chương trình đề cử cấp tỉnh chỉ cần trình độ ngoại ngữ thấp để đăng ký.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho chương trình định cư diện PNP hay thắc mắc trong quá trình xin visa, công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Canada và đội ngũ chuyên nghiệp cũng sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách tận tình và hiệu quả.

Liên hệ
Định Cư Canada Diện Tay Nghề Qua Chương Trình Express Entry

Trong những năm gần đây, định cư Canada đang là xu hướng và được nhiều người Việt Nam lựa chọn. Các chương trình định cư Canada hiện đang dần trở nên quen thuộc với nhiều người khi muốn sinh sống và làm việc ở xứ sở lá phong. Tiêu biểu có thể kể đến như chương trình Express Entry – chương trình được Chính phủ Canada tạo ra nhằm thu hút những ứng viên có kỹ năng và tay nghề cao tới định cư Canada.

Vậy chương trình Express Entry là gì? Hãy cùng DL Solutions khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau!

1. Tổng quan về định cư diện tay nghề Express Entry

Chương trình Express Entry được Chính phủ Canada tạo ra nhằm thu hút những ứng viên có kỹ năng và tay nghề cao tới định cư Canada

Hiện nay, cách định cư Canada dễ nhất theo diện tay nghề liên bang có thể kể đến là thông qua chương trình Express Entry. Express Entry là chương trình phổ biến nhất hiện nay tại Canada dành cho người nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở Canada. Người có mong muốn định cư Canada dạng Express Entry cần có kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng tiếng Anh.

Express Entry là chương trình tính điểm định cư để quản lý đơn ứng tuyển thường trú tại Canada. Thang tính điểm của Express Entry rất minh bạch, chặt chẽ với những tiêu chí rõ ràng.

Các ứng viên đạt đủ điều kiện cơ bản về bằng cấp, kỹ năng, ngôn ngữ,…của chương trình Express Entry sẽ được xếp hạng dựa trên thang điểm Comprehensive Ranking System (CRS) và nhận vào Express Entry Pool của tỉnh bang. Chính phủ liên Bang sẽ tuyển chọn gửi thư mời đến các ứng viên có điểm số cao nhất để đăng ký chương trình định cư.

2. So sánh các chương trình Express Entry Program

Express Entry là chương trình có cơ chế hoạt động đa dạng và linh hoạt. Những ứng viên đủ điều kiện tham gia chương trình có thể chọn một trong các chương trình của Express Entry sau:

. Federal Skilled Worker Program (FSWP) – Tay nghề kỹ năng Liên Bang

Chương trình dành cho các ứng viên có trình độ làm việc ở nước ngoài và chuyên môn cao, thoả các điều kiện sau:

– Có kinh nghiệm làm việc trong các nhóm ngành nghề thuộc nhóm công việc 0, A, B theo hệ thống phân loại ngành nghề NOC của Canada với thời gian tối thiểu là 1 năm (không bắt buộc kinh nghiệm phải được tích luỹ ở Canada), trong vòng 10 năm gần nhất.

– Đạt yêu cầu tối thiểu về ngôn ngữ (tiếng Anh/ tiếng Pháp) trình độ tối thiểu CLB/ NCLC7.

– Có bằng cấp được đánh giá tương đương với bằng cấp Canada.

– Vượt qua vòng đánh giá sơ loại với 67 điểm.

. Federal Skilled Trades Program (FSTP) -Tay nghề nhóm thợ Liên Bang

Chương trình FSTP sẽ dành cho các ứng viên có kỹ năng tay nghề và có mong muốn định cư tại Canada. Các ứng viên sẽ phải thoả các điều kiện sau:

– Có kinh nghiệm làm việc trong các nhóm ngành nghề thuộc nhóm công việc B theo hệ thống phân loại ngành nghề NOC của Canada với thời gian tối thiểu là 2 năm, trong vòng 10 năm gần nhất.

– Đạt yêu cầu tối thiểu về ngôn ngữ (tiếng Anh/ tiếng Pháp) trình độ tối thiểu CLB/ NCLC 4 cho kỹ năng Đọc, Viết và CLB/ NCLC 5 đối với Nghe, Nói.

– Đạt yêu cầu về ngành nghề hoặc có bằng cấp/ chứng chỉ được công nhận.

– Có lời mời làm việc full-time tại Canada trong tối thiểu 1 năm hoặc có bằg cấp/ chứng chỉ được cấp bởi tỉnh Bang/ vùng lãnh thổ.

. Canadian Experience Class (CEC) – Chương trình kinh nghiệm làm việc Liên Bang

Chương trình kinh nghiệm làm việc Liên Bang (CEC) sẽ dành cho những lao động ngành nghề đã có kinh nghiệm làm việc tại Canada và thoả mãn các điều kiện sau:

– Có kinh nghiệm làm việc trong các nhóm ngành nghề thuộc nhóm công việc B theo hệ thống phân loại ngành nghề NOC của Canada với thời gian tối thiểu là 2 năm, trong vòng 10 năm gần nhất.

– Đạt yêu cầu tối thiểu về ngôn ngữ (tiếng Anh/ tiếng Pháp): nhóm công việc 0, A đạt yêu cầu tối thiểu CLB/ NCLC 7; nhóm công việc B đạt yêu cầu tối thiểu CLB/ NCLC 5.

– Có bằng cấp tại Canada hoặc được đánh giá tương đương với bằng cấp Canada.

3. NOC là gì? CLB là gì?

Các chương trình định cư của Chính phủ Canada đều lấy NOC làm nền tảng để đánh giá kinh nghiệm làm việc của các ứng viên

Danh sách định cư diện tay nghề NOC (National Occupational Classification) là một hệ thống được chính phú Canada sử dụng để đánh giá và phân loại các ngành nghề. Các ngành nghề này được đánh giá và phân loại theo nhiều nhóm NOC dựa trên loại công việc mà người lao động đang làm cũng như chức vụ của họ trong công việc.

Hầu hết các chương trình định cư của Chính phủ Canada đều lấy NOC làm nền tảng để đánh giá kinh nghiệm làm việc của các ứng viên. Khi làm thủ tục xin nhập cư, bạn sẽ được yêu cầu xác định kinh nghiệm làm việc bằng cách chỉ ra mã NOC phú hợp với kinh nghiệm làm việc của mình.

Điểm chuẩn ngôn ngữ CLB (Canadian Language Benchmark) là một hệ thống đánh giá về điều kiện ngôn ngữ khi bạn có kế hoạch nhập cư Canada. Canada sẽ có tiêu chuẩn riêng trình độ ngôn ngữ cho người nhập cư để đảm bảo việc hoà nhập với cuộc sống sau này.

Hệ thống CLB có chức năng quy đổi điểm chuẩn ngôn ngữ Canada từ số điểm đạt được của các bài kiểm tra trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và là quy trình bắt buộc khi nộp hồ sơ định cư Canada. Ứng viên sẽ được yêu cầu chứng mình trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thông qua bài kiểm tra ngôn ngữ được IRCC công nhận, bao gồm 4 bài kiểm tra: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

4. Các nhóm ngành thuộc nhóm NOC O, A, B

Cấp độ kỹ năng NOC phân loại và đánh giá các ngành nghề theo trong danh sách định cư diện tay nghề NOC. Cụ thể như sau:

. Trình độ loại 0 (Skill level 0): liên quan đến những công việc quản lý như quản lý nhà hàng, khách sạn, hầm mỏ hay quản lý đất liền,…

. Trình độ loại A (Skill level A): liên quan đến những công việc mang tính chất chuyên nghiệp cao, đặc biệt đòi hỏi ứng viên phải có tay nghề và bằng cấp chuyên môn. Những công việc ví dụ như kiến trúc sư, bác sĩ, nha sĩ,…

. Trình độ loại B (Skill level B): những công việc thiên về kỹ thuật hay thủ công. Những ngành nghề này cần lao động phải có bằng cao đẳng, hoặc thời gian học nghề cho công việc của mình. Ví dụ: thợ sửa ống nước, kỹ sư điện,…

5. Hệ thống check điểm CRS là gì và đánh giá hồ sơ như thế nào?

CRS là hệ thống đánh giá các hồ sơ xin nhập cư trong hệ thống Express Entry

CRS (Comprehensive Ranking System) là hệ thống đánh giá các hồ sơ xin nhập cư trong hệ thống Express Entry. Dựa vào một số tiêu chí nhất định, hệ thống sẽ chọn lựa ra những ứng cử viên sáng giá và phù hợp nhất cho chương trình định cư tại Canada.

Hệ thống đánh giá CRS sẽ đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngôn ngữ, trình độ giáo dục và các yếu tố khác. Thang điểm tối đa của CRS là 1200 điểm và được chia theo các yếu tố sau:

. Yếu tố con người

– Độ tuổi:

Hệ thống chấm điểm CRS cho điểm rất hào phóng với các ứng viên đang nằm trong độ tuổi lao động, từ 18 đến 30 tuổi. Tuy nhiên, từ 20 – 29 tuổi các ứng viên sẽ được hệ thống tính điểm cao nhất, đạt 110 điểm. Cụ thể, bảng điểm tính theo độ tuổi của hệ thống CRS:

Độ tuổi Đương đơn có vợ/ chồng

(tối đa 100 điểm)

Đương đơn độc thân

(tối đa 110 điểm)

18 tuổi 90 99
19 tuổi 95 105
20 – 29 tuổi 100 110
30 tuổi 95 105
31 tuổi 90 99
32 tuổi 85 94
33 tuổi 80 88
34 tuổi 75 83
35 tuổi 70 77
36 tuổi 65 72
37 tuổi 60 66
38 tuổi 55 61
39 tuổi 50 55
40 tuổi 45 50
41 tuổi 35 39
42 tuổi 25 28
43 tuổi 15 17
44 tuổi 5 6
45 tuổi trở lên 0 0

– Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố Chính phủ Canada rất quan tâm, vì đây là chương trình định cư vì mục đích kinh tế. Tổng điểm mà các ứng viên nhận được dựa vào các yếu tố liên quan đến học vấn là 150 điểm, cụ thể như sau:

Bằng cấp/ Chứng chỉ Đương đơn có vợ/ chồng

(tối đa 140 điểm)

Đương đơn độc thân

(tối đa 150 điểm)

Bằng Trung học 28 30
Chứng chỉ/ Bằng cấp Post-Secondary Canada (khoá học 1 năm) 84 90
Chứng chỉ/ Bằng cấp Post-Secondary Canada (khoá học 2 năm) 91 98
Bằng Cử nhân 112 120
Có 2 chứng chỉ/ bằng cấp trở lên 119 128
Thạc Sỹ 126 135
Tiến Sỹ 140 150

– Khả năng ngôn ngữ:

Hệ thống CRS sẽ tính điểm khả năng ngôn ngữ dựa trên 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Theo đó, ứng viên sẽ chọn một trong hai ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) để làm ngôn ngữ thứ nhất và nhận được tối đa 136 điểm.

Canadian Language Benchmark Đương đơn có vợ/ chồng

(tối đa 128 điểm)

Đương đơn độc thân

(tối đa 136 điểm)

< CLB 4 0 0
5 6 6
6 8 9
7 16 17
8 22 23
9 29 31
CLB > 10 32 34

Ngôn ngữ còn lại được chọn làm ngôn ngữ thứ hai, và cũng xét đủ 4 kỹ năng. Vì Canada là quốc gia sử dụng song ngữ Anh – Pháp, nên tiếng Anh và tiếng Pháp sẽ được chọn làm chỉ tiêu để xét.

Nếu bạn đã apply tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ nhất, thì có thể dùng tiếng Pháp để xét duyệt cho chỉ tiêu ngôn ngữ thứ hai và ngược lại. Theo đó, các ứng viên có thể đạt tối đa 22 điểm khi xét ngôn ngữ thứ hai.

Canadian Language Benchmark Đương đơn có vợ/ chồng

(tối đa 22 điểm)

Đương đơn độc thân

(tối đa 24 điểm)

< CLB 4 0 0
5 hoặc 6 1 1
7 hoặc 8 3 3
CLB 9 trở lên 6 6

– Kinh nghiệm làm việc:

Kinh nghiệm làm việc tại Canada cũng là một yếu tố hết sức quan trọng khi nộp hồ sơ xin định cư Canada. Số điểm kinh nghiệm làm việc sẽ cao dần tuỳ theo số năm kinh nghiệm bạn có khi làm việc tại đất nước này.

Số năm kinh nghiệm làm việc tại Canada Đương đơn có vợ/ chồng

(tối đa 70 điểm)

Đương đơn độc thân

(tối đa 80 điểm)

< 1 năm 0 0
1 năm 35 40
2 năm 46 53
3 năm 56 64
4 năm 63 72
5 năm trở lên 70 80

. Yếu tố vợ/ chồng hoặc bạn đời

Yếu tố tính điểm cho ứng viên nhưng sẽ dựa trê khả năng, kinh nghiệm của vợ/ chồng hoặc bạn đời. Cụ thể như sau:

Yếu tố Điểm cho từng yếu tố (tối đa 40 điểm)
Trình độ học vấn 10
Khả năng ngoại ngữ 20
Kinh nghiệm làm việc tại Canada 10

. Yếu tố kết hợp/ chuyển đổi

Nhóm các yếu tố kết hợp/ chuyển đổi sẽ dành cho các ứng viên đạt điểm xuất sắc (ít nhất 2 yếu tố trở lên) trong các yếu tố thuộc nhóm con người. Đây là yếu tố chỉ dành cho ứng viên chính, kh6ong bao gồm vợ/ chồng hoặc bạn đời.

Trình độ học vấn Điểm cho từng yếu tố

( tối đa 50 điểm)

Ngoại ngữ tốt và bằng cấp Trung học 50
Kinh nghiệm làm việc tại Canada và bằng cấp sau Trung học 50
Kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài Điểm cho từng yếu tố

( tối đa 50 điểm)

Kết hợp Ngoại ngữ (CLB 7 hoặc cao hơn) và kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài 50
Kết hợp kinh nghiệm làm việc tại Canada và kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài 50
Bằng cấp (đối với những người trong các ngành thương mại) Điểm cho từng yếu tố

( tối đa 50 điểm)

Kết hợp ngoại ngữ và bằng cấp 50

. Các yếu tố bổ sung khác

Nhóm này bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến tổng điểm của CRS. Điển hình là yếu tố đề cử của Tỉnh Bang. Theo đó, mỗi tỉnh bang đều có các chương trình liên kết với hệ thống Express Entry. Các chương trình này dành cho các ứng viên có kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm làm việc tại tỉnh bang mà ứng viên sinh sống và làm việc.

Yếu tố Điểm cho từng yếu tố

( tối đa 600 điểm)

Được đề cử thông qua các chương trình đề cử tỉnh bang có liên kết với Express Entry Canada 600
Được mời làm việc với vị trí quản lý cấp cao trong Major Group 00 theo Hệ thống đánh giá và phân loại nghề nghiệp NOC 200
Lời mời làm việc có giá trị trong nhóm nghề nghiệp NOC 0, A hoặc B 50
Hoàn thành chương trình học tại Canada từ 1 đến 2 năm 15
Hoàn thành chương trình học 3 năm, học Master, Tiến sĩ hoặc được cấp bằng “Entry to Practice” tại Canada. 30
Tiếng Pháp CLB 7 trở lên và tiếng Anh CLB 4 hoặc thấp hơn. 15
Tiếng Pháp CLB 7 trở lên và tiếng Anh CLB 5 hoặc cao hơn 30
Có người thân (anh/ chị/ em) ở Canada 15

Lưu ý rằng các nhóm A + nhóm B + nhóm C + nhóm D sẽ bằng tối đa 1200 điểm.

Bộ Di Trú Canada cũng có trang website riêng cho việc tính điểm Express Entry tuỳ theo trường hợp của bạn. Truy cập link sau để có thể tính điểm CRS của mình:

https://www.cic.gc.ca/english/immigrate/skilled/crs-tool.asp

6. Kết quả rút thăm diện Express Entry gần đây

Đợt rút thăm mới nhất cho chương trình Express Entry diễn ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2022 đã cung cấp 2,750 lời mời nhập cư Canada cho những người có điểm tối thiểu là 516. Điểm số CRS trong đợt rút thăm gần đây nhất thấp hơn so với đợt bốc thăm EE gần nhất. Dự kiến đợt rút thăm tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 31 tháng 9 năm 2022.

Định cư Canada đang là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ hoặc các gia định có mong muốn xây dựng cuộc sống ổn định và tìm kiếm cơ hội việc làm ở xứ sở lá phong. Tuy nhiên, chương trình Express Entry là chương trình định cư phổ biến và có tính cạnh tranh rất cao. Nếu quý khách hàng đang phân vân về các điều kiện, thủ tục cũng như thông tin mới nhất về chương trình định cư Express Entry của Canada, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho chương trình định cư Express Entry hay thắc mắc trong quá trình xin visa, công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách tận tình và hiệu quả.

Liên hệ
Định Cư Mỹ Diện Doanh Nhân và Quản Lý Cấp Cao EB-1C

Mỹ là đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và môi trường sống năng động với hệ thống giáo dục đẳng cấp. Vì vậy, định cư Mỹ luôn là giấc mơ của nhiều người. Tuy nhiên, để biến ước mơ Mỹ thành hiện thực không phải là điều dễ dàng. Đối với các doanh nhân và các quản lý cấp cao tại các tập đoàn lớn, đây là thời điểm vàng để tìm kiếm cơ hội định cư Mỹ với chương trình định cư diện EB-1C.

1. Tổng quan về visa Mỹ diện EB-1C

EB-1C là chương trình nhập cư cho phép các nhà điều hành cấp cao đến Mỹ sinh sống và làm việc dài hạn

EB-1C là chương trình nhập cư cho phép các nhà điều hành, giám đốc các tập đoàn đa quốc gia và chủ doanh nghiệp đến sống và làm việc tại Hoa Kỳ thông qua việc thành lập công ty hoặc mua-bán sau đó điều hành doanh nghiệp tại Mỹ, tạo công ăn việc làm cho công dân Mỹ.

Loại thị thực này còn dành cho các tập đoàn đa quốc gia/ công ty nước ngoài mở rộng kinh doanh thông qua việc thuyên chuyển nhân sự cấp điều hành/ quản lý có đầy đủ các kiến thức sang mỹ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của công ty.

2. Các điều kiện của visa EB-1C

2.1 Yêu cầu cho doanh nghiệp: 

– Công ty tại Mỹ đã hoạt động kinh doanh với thời gian ít nhất 1 năm, có bằng chứng về hoạt động kinh doanh ổn định và tăng trưởng.

– Công ty tại Mỹ có mối quan hệ thoả điều kiện với công ty tại Việt Nam (công ty mẹ, công ty con, công ty kiên kết,…)

– Là công ty đa quốc gia có chi nhánh tại Mỹ, có thể trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc thông qua công ty con.

2.2 Yêu cầu cho các nhà điều hành và quản lý cấp cao:

– Nhà điều hành/ quản lý cấp cao cần phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm tại công ty tại Việt Nam trong vòng 3 năm gần nhất trước thời điểm xin thẻ xanh.

– Đơn đương cần cung cấp các bằng chứng về năng lực điều hành, quản lý của mình.

. Đối với Quản lý cấp cao:

– Quản lý một phòng ban trong công ty.

– Có năng lực giám sát công việc của nhân viên, thuê và sa thải nhân viên

– Có thể kiểm soát công việc hàng ngày và lương bổng của nhân viên

. Đối với Nhà điều hành:

– Có khả năng quản lý tổ chức trực tiếp

– Đưa ra các quyết định lớn của công ty

– Thiết lập các mục tiêu và chính sách cho công ty

3. Hồ sơ định cư diện EB-1C gồm những gì?

Các đương đơn cần có những giấy tờ cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ xin visa định cư EB-1C

Để chuẩn bị hồ sơ cho việc xin visa diện định cư tay nghề EB-1C, bạn cần có những giấy tờ, hồ sơ cần thiết như sau:

. Hồ sơ cần thiết cho đương đơn: 

– Lời mời làm việc lâu dài từ công ty tại Mỹ.

– Chứng minh được khả năng vận hành, kinh doanh với vị trí Giám đốc điều hành hoặc Quản lý.

– Sơ yếu lý lịch

– Các bằng cấp liên quan.

– Tài liệu xác nhận đương đơn được thuyên chuyển qua Mỹ làm việc.

– Giấy xác nhận vị trí Quản lý hoặc Điều hành tại công ty của đương đơn.

. Đối với Nhà tuyển dụng: 

– Giấy phép kinh doanh

– Các giấy tờ thành lập công ty

– Kế hoạch kinh doanh của công ty

– Sơ đồ tổ chức của công ty

– Báo cáo kinh doanh hàng quý của công ty (form 941)

– Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (form 1120)

– Báo cáo kế toán (báo cáo đã được kiểm toán)

– Mô tả các hoạt động kinh doanh của công ty

– Hình ảnh trụ sở, toà nhà, văn phòng công ty

– Sao kê ngân hàng

– Cơ cấu tổ chức của công ty

– Các bằng chứng mới nhất về hoạt động kinh doanh của công ty

– Điều khoản thành lập công ty

– Khoản thuế thu nhập trong vòng 3 năm gần nhất

– Chứng chỉ cổ phiếu

4. Quy trình cấp visa EB-1C

Quy trình xin visa định cư diện EB-1C khá phức tạp, do vậy các đượng đơn cần có thời gian chuẩn bị sớm nếu có mong muốn đến Mỹ định cư diện EB-1C. Tuỳ từng trường hợp mà thời gian chờ duyệt visa diện EB-1C sẽ phụ thuộc vào việc bạn nộp hồ sơ theo quy trình xử lý thường hay xử lý nhanh, bao gồm các bước sau:

. Bước 1: Xin visa L1

Nhà tuyển dụng sẽ có dự án kinh doanh/ công ty ở Hoa Kỳ sẽ thuê luật sư di trú Mỹ đánh giá hồ sơ của bạn và thay mặt bạn nộp hồ sơ lên USCIS (Sở Di Trú Mỹ) để xin visa L1, tùy theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ mà visa L1 được cấp từ 2 – 7 năm. Sau khi nhận được Pre-Approval Notice, bạn sẽ được mời đến Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn xin visa L1.

. Bước 2: Nộp đơn xin visa diện EB-1C

Sau khi đương đơn sang sinh sống và làm việc tại công ty tuyển dụng ở Mỹ hơn 1 năm , đương đơn sẽ đủ điều kiện nộp đơn xin visa I-140 (đơn xin nhập cư dành cho người lao động nước ngoài) tới USCIS. Visa I-140 sau khi được chấp thuận hoặc đang chờ xét duyệt, bạn có thể tiến hành nộp đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng cư trú.

. Bước 3: Phỏng vấn xin visa EB-1C

Khi I-485 được chấp thuận, tình trạng cư trú của bạn cũng đã được điều chỉnh, tức là bạn có tư cách thường trú nhân hợp pháp với thẻ xanh diện EB-1C.

Các đương đơn phải trải qua buổi phỏng vấn hồ sơ thẻ xanh tại cơ quan di trú tại Hoa Kỳ hoặc buổi phỏng vấn tại lãnh sự quán Hoa Kỳ. Nếu phỏng vấn đậu, thẻ xanh sẽ được gửi đến bạn vài tuần sau khi bạn đến Mỹ qua đường bưu điện.

5. Chi phí chương trình định cư diện EB-1C

Chi phí làm hồ sơ định cư Mỹ diện EB-1C sẽ phụ thuộc vào các khoản phí bắt buộc và phí tuỳ chọn. Dưới đây là những chi phí cần thiết khi làm hồ sơ EB-1C:

– Phí nộp đơn xin Pre-Approval Notice tại Sở Di Trú Mỹ để xin visa L1

– Phí nộp đơn I-140 của công ty tại Mỹ

– Phí nộp đơn I-485: phí này có thể do đương đơn hoặc chủ lao động chi trả tuỳ theo độ tuổi của bạn

– Các khoản chi phí khác: phí sinh trắc học, phí DS-260, phí luật sư, phí xử lý hồ sơ nhanh, phí bảo trợ tài chính,…

6. LợI ích của chương trình định cư Mỹ diện EB-1C

Nhà điều hành/ quản lý cấp cao nhận được những lợi ích của chương trình định cư diện EB-1C

Với visa định cư diện tay nghề EB-1C, bạn có thể nhận những quyền lợi dưới đây:

– Cơ hội dành cho các nhà điều hành mở rộng thị trường cho doanh nghiệp hoặc các nhà quản lý được làm việc trong môi trường cạnh tranh cao tại Mỹ.

– Không cần xin Giấy phép lao động

– Được xin visa không định cư qua Mỹ cho đương đơn và người đi kèm (vợ chồng, con cái dưới 21 tuổi), thủ tục nhanh chóng.

– Được nộp đơn xin thẻ xanh định cư 10 năm (thường trú nhân) sau khi sang Mỹ làm việc trên 1 năm cho cả gia đình.

– Được đi làm đúng nghề cho cty tạii Mỹ, cơ hội thăng tiến và định cư tại Mỹ cho cả gia đình.

– Vợ/ chồng, con cái của người sở hữu thẻ xanh diện EB-1C cũng được xin work permit (thẻ đi làm và số an sinh xã hội để đi làm hợp pháp tại Mỹ).

– Con dưới 18 tuổi được đi học ngay khi sang Mỹ.

– Hưởng đầy đủ các phúc lợi về an sinh xã hội dành cho công dân Mỹ.

– Đủ điều kiện nhập tịch Mỹ sau khoảng 5 năm sinh sống và làm việc.

– Hồ sơ định thụ lý nhanh chóng, từ 9 tháng.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho visa EB-1C hay thắc mắc trong qua trình xin visa, công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về định cư Mỹ và các cơ hội để biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

Liên hệ
Tìm Hiểu Visa Định Cư Mỹ Diện Lao Động Phổ Thông (EB3)

Định cư Mỹ luôn là giấc mơ của rất nhiều người không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để biến ước mơ Mỹ thành hiện thực không phải là điều dễ dàng. Thực tế, nước Mỹ luôn có những chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư, các lao động có tay nghề đến làm việc tại Mỹ. Tiêu biểu có thể kế đến các chương trình như: visa EB-5, visa EB-3, thị thực L1, thị thực L2,…Mỗi loại thị thực đều có những yêu cầu riêng. Vậy làm sao để được làm việc và định cư tại Mỹ hợp pháp? Công ty DL Solutions sẽ tư vấn cho bạn về thị thực EB-3 – thị thực lao động phổ thông định cư tại Mỹ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.

1. Visa định cư Mỹ EB-3 là visa gì?

EB3 là tên viết tắt của “Employement-based Third Category”. Đây là hình thức nhập cư theo diện định cư làm việc dưới sự bảo lãnh của doanh nghiệp tại Mỹ.

Vậy visa định cư EB-3 là visa gì? EB3 là tên viết tắt của “Employement-based Third Category”. Đây là hình thức nhập cư theo diện định cư làm việc dưới sự bảo lãnh của doanh nghiệp tại Mỹ. Chương trình visa diện EB-3 nhằm để cung cấp lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại các khu vực lao động Mỹ không đủ đáp ứng hoặc những ngành nghề đang thiếu hụt lao động.

Chương trình visa EB-3 sẽ dành cho 3 đối tượng chính:

– Diện chuyên gia (Professionals)

– Diện lao động lành nghề (Skilled Workers)

– Diện lao động phổ thông (Unskilled Workers)

Chương trình định cư diện EB-3 đang là chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi số lượng xin visa định cư Mỹ ngày càng tăng và các lợi ích của chương trình đem lại.

2. Điều kiện tham gia định cư Mỹ diện EB-3 Unskilled Workers

Các đương đơn khi tham gia vào chương trình định cư diện EB-3 phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn của Chính phủ và Nhà tuyển dụng Mỹ.

Các đương đơn khi tham gia vào chương trình định cư diện EB-3 lao động phổ thông phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn của Chính phủ và Nhà tuyển dụng Mỹ, cụ thể như sau:

Đối tượng tham gia chương trình phải nằm trong độ tuổi lao động, từ 18 đến 55 tuổi

  • Đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ để đáp ứng được yêu cầu công việc, không bị các bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm
  • Làm việc toàn thời gian cho các nhà tuyển dụng Mỹ
  • Không cần chứng minh tài chính
  • Trình độ Anh ngữ: không yêu cầu.
  • Không yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm
  • Đảm nhận được công việc lâu dài
  • Có chứng nhận lao động PERM và thư tuyển dụng làm việc tại công ty Mỹ

3. Hồ sơ định cư diện EB-3 Unskilled Workers gồm những gì?

Để chuẩn bị hồ sơ cho việc xin visa diện định cư EB-3 lao động phổ thông, bạn cần có những giấy tờ, hồ sơ cần thiết như sau:

  • Hộ chiếu (còn hiệu lực trong vòng 6 tháng)
  • Thư mời làm việc từ công ty/doanh nghiệp/hãng tuyển dụng (Job Offer)
  • Giấy chứng nhận lao động đã được phê duyệt (PERM)
  • Đơn xin định cư Mỹ I-140
  • Đơn xin chuyển đổi tình trạng thường trú nhân I-485
  • Mẫu xác nhận DS-260
  • Giấy khám sức khoẻ và chứng nhận tiêm vắc-xin
  • 2 ảnh thẻ visa
  • Văn bằng, chứng chỉ chứng minh được trình độ học vấn (dành cho diện chuyên gia và lao động tay nghề)
  • Sơ yếu lý lịch
  • Hồ sơ xác nhận dân sự (Lý lịch tư pháp số 2)
  • Các giấy tờ khác tuỳ theo yêu cầu của Trung tâm thị thực quốc gia (National Visa Center – NVC) (nếu có)

4. Quy trình cấp visa EB-3 diện định cư lao động phổ thông 

Quy trình xin visa định cư diện EB-3 khá phức tạp, do vậy các đượng đơn cần có thời gian chuẩn bị sớm nếu có mong muốn đến Mỹ định cư diện EB-3. Tuỳ từng trường hợp mà thời gian chờ duyệt visa diện EB-3 có thể lên đến 2 đến 2,5 năm, bao gồm các bước sau:

. Bước 1: Đương đơn cần tìm được một công việc toàn thời gian ở Mỹ, và được công ty Mỹ đứng ra bảo lãnh và tài trợ để bạn có thẻ xanh.

. Bước 2: Nhà tuyển dụng sẽ nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép chứng nhận lao động (LC – Labor Certificate) và sẽ do Bộ Lao động Hoa Kỳ cấp cho bạn.

. Bước 3: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận Lao động, nhà tuyển dụng sẽ thay mặt bạn nộp đơn xin định cư lao động nước ngoài với mẫu đơn I-140

. Bước 4: Đơn xin định cư diện EB-3 của bạn được thông qua dưới 2 hình thức:

– Nếu hồ sơ bạn làm tại Việt Nam: đơn xin thị thực sẽ được chuyển đến Trung tâm Thị thực quốc gia (NVC) để thụ lý, và bạn sẽ phải nộp thêm đơn DS-260 online.

– Nếu hồ sơ được làm tại Mỹ: bạn sẽ phải nộp đơn I-485 để đăng ký điều chỉnh tình trạng cư trú

. Bước 5: Bạn sẽ nhận được lịch hẹn phỏng vấn xin visa EB-3 tại Lãnh sự quán Mỹ hoặc cơ quan di trú tại Mỹ và chờ kết quả cấp thị thực. Nếu phỏng vấn đậu, bạn sẽ nhận được hồ sơ visa để xuất trình với Hải quan khi đến Mỹ và nhận được thẻ thường trú nhân 10 năm

5. Chi phí chương trình định cư diện EB-3

Chi phí làm hồ sơ định cư Mỹ diện EB-3 sẽ phụ thuộc vào hồ sơ, chương trình mà bạn chọn. Dưới đây là những chi phí cần thiết khi làm hồ sơ EB-3:

– Đơn xin định cư cho lao động nước ngoài I-140: $700

– Đơn yêu cầu dịch vụ xử lý đơn I-140 khẩn: $2,500

– Lệ phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư DS-260: $325

– Phí xử lý đơn bảo trợ tài chính I-864: $120

– Phí nộp đơn I-485 điều chỉnh tình trạng cư trú: $1,225

– Phí cấp thẻ xanh: $220

– Dịch vụ sinh trắc học: $85

Ngoài những chi phí cơ bản trên, bạn còn phải trả thêm một số chi phí khác như  phí luật sư của công ty, chi phí đi lại, chi phí ăn ở khi đến Mỹ,

6. Lợi ích khi tham gia chương trình định cư Mỹ diện EB-3 lao động phổ thông 

Người xin visa EB-3 nhận những quyền lợi thiết thực khi sinh sống và làm việc tại Mỹ.

Với visa định cư diện lao động phổ thông EB-3, bạn có thể nhận những quyền lợi dưới đây:

– Có được công việc ổn định sau khi đến Mỹ

– Thẻ xanh 10 năm trực tiếp sẽ được gửi đến bạn trong vòng 30 – 60 ngày sau khi đến Mỹ

– Được đi cùng gia đình sang Mỹ (vợ/ chồng, con cái dưới 21 tuổi)

– Vợ/ chồng, con cái của người sở hữu thẻ xanh diện EB-3 cũng được cấp thẻ xanh và tự do học tập, làm việc tại Mỹ

– Được hưởng các quyền lợi như công dân Mỹ như: con cái được miễn giảm học phí khi đi học ở các trường Mỹ; bảo hiểm sức khoẻ; bảo hiểm răng, mắt; lương hưu,…

– Hưởng các quyền lợi, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm,…như công dân Mỹ

– Không cần xin visa khi ra vào Mỹ

– Đủ điều kiện nhập tịch Mỹ sau khoảng 5 năm sinh sống và làm việc

Với những quyền lợi thiết thực khi xin visa diện EB-3 sinh sống và làm việc tại Mỹ, hiện nay diện visa EB-3 cũng là chương trình đang thu hút rất nhiều lao động phổ thông mong muốn đến Mỹ định cư trong nhiều năm qua.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho visa EB-3 hay thắc mắc trong qua trình xin visa, công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn nhanh chóng và hiệu quả.

 

 

Liên hệ
TỔNG QUAN VỀ DU HỌC NEW ZEALAND, CHI PHÍ, ĐIỀU KIỆN DU HỌC NEW ZEALAND MỚI NHẤT

New Zealand là đất nước rất thanh bình, là đất nước hoà bình chỉ đứng thứ hai sau Ireland theo xếp hạng của chỉ số Hoà bình năm 2017. Đất nước New Zealand có thiên nhiện hùng vĩ với những cảnh quan tuyệt đẹp. New Zealnd còn là đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới và thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến học tập mỗi năm.

Vậy điều gì đã khiến New Zealand trở thành điểm đến hứa hẹn cho các bạn du học sinh? Hãy cùng DL Solutions tìm hiểu nhé!

1. Đất nước New Zealand

New Zealnd là đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới và thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến học tập mỗi năm.

New Zealand là đất nước thân thiện, đa dạng với lịch sử người Maori, châu Âu, Đảo Thái Bình Dương, và nhập cư châu Á. Lãnh thổ của New Zealand gồm 2 đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam với các thành phố nổi tiếng như Auckland, Queenstown, Christchurch,…

Sự pha trộn phong phú giữa các nền văn hoá đã khiến New Zealand trở thành quốc gia đa dạng về mặt văn hoá, kết hợp với cảnh quan hấp dẫn và hệ thực vật độc đáo. Điều này đã khiến New Zealand trở thành điểm đến hấp dẫn để trải nghiệm và khám phá.

New Zealand nổi tiếng là trung tâm của lễ hội, của những điều thú vị trên thế giơi với các hoạt động văn hoá thể thao đa dạng, các lễ hội văn hoá nghệ thuật được tổ chức quanh năm.

New Zealand là đất nước có mức sống cao, nền kinh tế hiện đại và phát triển. Năm 2005, New Zealand xếp thứ 19 về Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc và đứng thứ 15 về chất lượng cuộc sống.

2. Tại sao New Zealand là điểm đến yêu thích của du học sinh?

New Zealand được công nhận là quốc gia có tiêu chuẩn giáo dục xuất sắc với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

Với nền giáo dục hàng đầu thế giới, New Zealand được công nhận là quốc gia có tiêu chuẩn giáo dục xuất sắc với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Tất cả 8 trường đại học ở New Zealand đều nằm trong top 3% các trường đại học tốt trên thế giới.

. Ưu điểm khi học tập tại New Zealand:

– Giáo dục chất lượng cao với các trường ĐH đều nằm top 500 trường tốt nhất thế giới

– Đa dạng các ngành nghề và bậc học, phù hợp với tất cà các học sinh sinh viên ở mọi trình độ

– Cơ sở vật chất hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị

– Việc học lý thuyết kết hợp với thực hành

– Trải nghiệm sống đa văn hoá, người dân hiền lành thân thiện và cởi mở

– Môi trường sống hàng đầu thế giới với cuộc sống bình yên và thoải mái

– Cơ hội ở lại xin việc làm từ 3-5 năm

– Cơ hội định cư và trở thành công dân New Zealand

– Chi phí sinh hoạt và học phí phải chăng (rẻ hơn nhiều so với Mỹ, Anh, Úc và Canada)

– Thời tiết ôn hoà, dễ chịu

– Cho phép sinh viên quốc tế làm thêm

– Bằng cấp của New Zealand được công nhận trên toàn thế giới

– Cơ hội đi du lịch và trải nghiệm những cảnh quan đa dạng của đất nước New Zealand

3. Có cần trình độ tiếng Anh khi du học New Zealand không?

Trình độ ngoại ngữ là một trong những điều kiện cần thiết khi đi du học tại đất nước Kiwi, tuy nhiên không phải là điều kiện bắt buộc. New Zealand là quốc gia chủ yếu sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Do đó, việc sử dụng được tiếng Anh là điều cần thiết để du học sinh có thể hoà nhập với môi trường sống, cũng như theo kịp chương trình học. Mỗi cấp học ở New Zealand đều có quy chuẩn về trình độ tiếng Anh đầu vào riêng.

Về trình độ tiếng Anh, bạn phải đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường như sau:

– Chương trình Trung học phổ thông: ở bậc học này, học sinh chỉ cần có trình độ tiếng anh cơ bản để có thể nộp hồ sơ xin thư mời nhập học tại các trường. Hầu hết các trường đều yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào đạt mức IELTS tối thiểu 6.0

– Chương trình dự bị đại học: yêu cầu sinh viên phải có IELTS từ 5.0 -5.5

– Bậc Đại học và Cao học: với hai bậc học này thì mức yêu cầu về trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 – 6.5 trở lên.

4. Quy trình xin visa du học New Zealand


Hồ sơ du học New Zealand càng đầy đủ và chính xác thì bạn sẽ càng có cơ hội đạt được visa càng cao

. Hồ sơ du học New Zealand có gì?

Hồ sơ du học New Zealand càng đầy đủ và chính xác thì bạn sẽ càng có cơ hội đạt được visa càng cao. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau mà hồ sơ của bạn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hồ sơ của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

Hồ sơ giấy tờ được yêu cầu bởi Lãnh sự quán:

– Đơn xin thị thực nhập cảnh du học New Zealand (mẫu đơn INZ 1012)

– Thư mời nhập học từ trường tại New Zealand

– Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của địa phương

– Hộ chiếu bản gốc còn hiệu lực trên 6 tháng

– 2 ảnh passport được chụp trong vòng 6 tháng

– Giấy khám sức khoẻ không quá 6 tháng

– Lệ phí xin visa du học Canada

– Phí khám sức khoẻ

– Lý lịch tư pháp

Hồ sơ thân nhân và học vấn:

– Giấy khai sinh bản gốc

– CMND hoặc CCCD

– Sổ hộ khẩu

– Học bạ/ bảng điểm của tất cả các cấp học tính đến hiện tại

– Bằng tốt nghiệp của cấp học trước đó

– Chứng chỉ tiếng Anh (IETLS, TOEFL,…)

– Giấy khen, bằng cấp, các chứng chỉ khác (nếu có)

– Thư giải trình vì sao bạn chọn trường/ khoá học này và kế hoạch sau khi học ở New Zealand xong sẽ về Việt Nam như thế nào?

Hồ sơ tài chính:

– Sổ tiết kiệm/ Giấy xác nhận số dư ngân hàng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bất động sản đang sở hữu

– Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu gia đình đang kinh doanh) hoặc Hợp đồng lao động (nếu người bảo trợ là nhân viên)

– Các giấy tờ đóng thuế cho hoạt động kinh doanh hoặc thuế thu nhập cá nhân

– Các hợp đồng kinh tế (cho thuê nhà/ đất), hợp đồng góp vốn,…

– Các nguồn tài chính khác (có thể thể hiện trên giấy tờ)

. Quy trình xin visa du học New Zealand

Các bạn sẽ phải trải qua quy trình xin visa du học New Zealand gồm các bước sau đây:

– Nộp hồ sơ xin thư mời nhập học

Khi lên kế hoạch du học tại đất nước New Zealand, bạn cần cân nhắc ngành nghề mà bản thân muốn học. Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu trường bạn chọn. Trường đào tạo chất lượng có tốt không, yêu cầu nhập học ra sao,…

Sau khi chọn được trường và ngành học phù hợp, hãy chuẩn bị các giấy tờ trường yêu cầu và nộp hồ sơ xin nhập học. Khi bạn nhận được thư offer nhập học từ trường, thư mời nhập học phải được cấp bởi cơ sở giáo dục New Zealand và được xác nhận rõ ràng trên giấy mời, thể hiện chính xác ngành học, chi phí học tập,…

– Khám sức khoẻ

Trong thời gian xin visa, Lãnh sự quan sẽ yêu cầu bạn đi khám sức khoẻ. Bạn sẽ phải khám sức khoẻ ở trung tâm y tế mà LSQ chỉ định hoặc cũng có thể thể khám tại Tổ chức di cư quốc tế Việt Nam (IOM).

– Nộp hồ sơ xin visa du học New Zealand

Sau khi đã hoàn thành các hồ sơ cần thiết, bạn sẽ cần tạo tài khoản trực tuyến trên trang của Lãnh sự quán New Zealand để nộp hồ sơ xin visa trực tuyến. Bạn sẽ phải đến trực tiếp để lấy dấu vân tay và sinh trắc học của mình tại văn phòng VFS Global.

– Đóng học phí theo yêu cầu của ĐSQ

Sau thời gian xét hồ sơ từ 30 – 60 ngày, LSQ sẽ thông báo cho bạn kết quả xin visa. Trong trường hợp đậu visa, bạn sẽ nhận được thư yêu cầu đ1ong học phí cho nhà trường. Hoàn tất xong quy trình đóng học phí, LSQ sẽ cấp visa cho bạn.

– Nhận kết quả xin visa

Thời gian xét visa du học New Zealand là từ 30 ngày trở lên, cũng có thể muộn hơn trong vòng 3 tháng. Trong thời gian này, nếu LSQ cần thêm thông tin, họ sẽ liên hệ với bạn.

5. Học phí & sinh hoạt phí tại New Zealand

Mức học phí tại các trường New Zealand được đánh giá là rẻ hơn các quốc gia khác.

Nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị du học tại xứ sở Kiwi, thì chi phí du học và các chi phí sinh hoạt cần thiết là điều chắc chắn bạn sẽ quan tâm. Hãy tham khảo các thông tin hữu ích sau đây để biết chi tiết các loại chi phí cần thiết khi du học New Zealand nhé:

. Học phí ở New Zealand

Các trường ở New Zealand đều áp dụng mức học phí tuỳ theo chương trình học, cấp bậc, và trường ở thành phố lớn hay thị trấn nhỏ,… Các trường công lập sẽ mức học phí thấp hơn các trường tư thục.

Cụ thể, mức chi phí cho các cấp bậc học ở Canada như sau:

– Trung học phổ thông: khoảng từ 11,000 – 13,000NZD/ năm. Đối với các trường tư thục, học phí sẽ cao hơn vào khoảng 25,000NZD/ năm.

– Cao đẳng: dao động trong khoảng từ 12,000 – 19,000NZD/ năm

– Đại học: 22,000 – 32,000NZD/ năm

– Sau đại học: 26,000 – 37,000NZD/ năm

Mức học phí tại các trường New Zealand được đánh giá là rẻ hơn các quốc gia khác nhưng chất lượng giáo dục tương đương, và bằg cấp của New Zealand được công nhận trên toàn thế giới . Ngoài mức học phí kể trên, du học sinh còn phải chuẩn bị các phụ phí trong quá trình du học tại New Zealand như như phí ghi danh, tiền mua sách vở,…

. Chi phí sinh hoạt ở New Zealand

Chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề được rất nhiều các bạn học sinh sinh viên quan tâm khi du học New Zealand. Thông thường, chi phí sinh hoạt của bạn sẽ thay đổi dựa trên nhu cầu chi tiêu và địa điểm sống của bạn. Ở các thành phố lớn, đa phần chi phí sinh hoạt sẽ đắt đỏ hơn so với các thành phố nhỏ. Nhìn chung, chi phí sinh hoạt cho một du học sinh quốc tế tại New Zealand sẽ dao động từ 1,650NZD tới 2,500NZD với các khoản chi tiêu cần thiết như:

– Nhà ở: thường là khoản tốn kém nhất trong các khoản phải chi trong chi phí sinh hoạt của du học sinh.

. Ở ký túc xá của trường: khoảng 720NZD – 850NZD/ tháng

. Ở homestay với người bản xứ: khoảng 840 – 980NZD/ tháng

. Thuê nhà riêng: từ 420 – 550NZD/ tháng

– Chi phí ăn uống, đi lại: chi phí ăn uống và đi lại của du học sinh sẽ từ khoảng 250 – 400NZD/ tháng. Mức giá này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu chi tiêu của bạn. New Zealand là đất nước có hệ thống giao thông công cộng vô cùng tiến bộ và thuận tiện cho việc di chuyển. Các bạn sinh viên có thể đi bus, đi tàu điện hoặc đi bộ, đi xe đẹp để tiết kiệm chi phí. Mức phí di chuyển sẽ dao động từ 120NZD/ tháng.

– Các chi phí khác: ngoài ra, còn một số chi phí khác có thể kể đến như tiền mua sách, giáo trình, du lịch, điện, gas, Internet,…Tuỳ vào nhu cầu và mức chi tiêu mà bạn hãy cân nhắc các chi phí trên cho phù hợp và tiết kiệm nhé!

Học tập và sinh sống tại xứ sở Kiwi New Zealand là điều tuyệt vời đối với các du học sinh để có thể trải nghiệm môi trường đa văn hoá và giáo dục chất lượng. Tự hào là trung tâm du học hàng đầu với đội ngũ tư vấn tận tình, giàu kinh nghiệm, DL Solutions sẽ mang đến cho bạn cơ hội du học tại quốc gia mơ ước.

Để tìm hiểu thêm thông tin về du học New Zealand, phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng nhé!.

 

Liên hệ
DU HỌC ANH 2022: HỆ THỐNG GIÁO DỤC, CHI PHÍ DU HỌC ANH MỚI NHẤT

Là đất nước có nền văn hoá lâu đời, và đồng thời là một trong 2 nên giáo dục tốt nhất trên thế giới, Anh Quốc từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của các bạn du học sinh. Mỗi năm, hàng ngàn du học sinh chọn Anh là nơi để học tập và làm việc.

Để hiểu hơn về nước Anh cũng như thông tin du học Anh, chi phí học tập,..hãy cùng DL Solutions tham khảo bài viết sau đây nhé!

1. Tổng quan về nước Anh

Nước Anh có nền văn hoá lâu đời, và đồng thời là một trong 2 nền giáo dục tốt nhất trên thế giới.

Vương quốc Anh là một đảo quốc lớn nhất châu Âu, bao gồm 4 xứ (England, Scotland, Wales và Northern Ireland) nằm ở phía Tây Châu Âu và trong biển Đại Tây Dương. Vương quốc An

Nền kinh tế nước Anh đứng thứ 5 trên thế giới và là một trong những đất nước đi đầu về kinh doanh, trọng điểm kinh tế ở châu Âu. Nước Anh còn là quốc gia phát triển đầu tiên với các cuộc cách mạng công nghiệp đều ổ ra ở đây. Và Vương quốc Anh là một quốc gia giàu có và thịnh vượng, thủ đô London của Anh là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới cùng với New York, Tokyo, Hongkong và Singapore.

Là một trong những quốc gia xinh đẹp và có nền văn hoá lâu đời nhất châu Âu, văn hoá Anh là sự pha trộn thú vị giữa nền văn hoá quốc tế và tư duy đượng đại, được gắn kết với nhau trên tinh thần bản sắc và truyền thống mạnh mẽ. Mỗi thành phố ở Vương quốc Anh là một trung tâm văn hoá với những vẻ đẹp khác nhau của các nhà hát opera, bảo tàng và các thắng cảnh xinh đẹp

2. Hệ thống giáo dục tại Anh

Hệ thống giáo dục nước Anh bao gồm hơn 100 trường đại học, 500 trường cao đẳng và hơn 600 trường phổ thông nội trú.

Vương quốc Anh tự hào là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới. Với bề dày lịch sử gần 800 năm, hệ thống giáo dục nước Anh bao gồm hơn 100 trường đại học, 500 trường cao đẳng và hơn 600 trường phổ thông nội trú. Điều này tạo nên sự đa dạng về lựa chọn cho sinh viên quốc tế.

Chương trình giáo dục của Anh được chia thành các cấp bậc khác nhau như:

. Bậc tiểu học

Chương trình tiểu học sẽ kéo dài từ 6 năm từ lúc 5 tuổi và kết thúc vào lúc học sinh 11 tuổi. Hầu hết các chương trình ở bậc tiểu học chỉ do duy nhất một thấy hoặc cô giảng dạy hết tất cả các môn trong suốt năm học.

. Bậc trung học

Ở bậc trung học, các học sinh sẽ học từ năm 11 tuổi, và học tại trường trong 5 năm. Có hai hệ thống là trường công lập và trường tư thục dành cho các học sinh. Với hệ thống trường tư, học sinh có thể đăng ký vào nội trú hoặc trường Tutorial College. Ở cả 2 loại trường, học sinh đều được học để lấy bằng THPT (GCSE/ IGCSE) hoặc chứng chỉ giáo dục Scotland (SCE). Chứng chỉ GCSE của từng môn có thang điểm A* là cao nhất và G là thấp nhất.

. Dự bị Đại học

Sau khi đã lấy được chứng chỉ GCSE với điểm số từ A* đến C ở 5 môn trở lên, học sinh có thể tiếp tục học dự bị đại học và có thể chọn các khoá học sau:

– Chứng chỉ A-level: chứng chỉ này kéo dài từ 18-24 tháng và đây là khoá học được nhiều học sinh Anh và du học sinh quốc tế ưu chuộng. Chương trình học sẽ tập trung nhiều vào việc phát triển kỹ năng nghề hay chuyên môn của học sinh.

– Chương trình Tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate): chương trình Tú tài quốc tế 2 năm tương đương chứng chỉ A-level và được công nhận xét tuyển đầu vào ở hầu hết các bậc đại học ở Vương quốc Anh. Học sinh sẽ phải học 3 môn chuyên sâu (Higher level) và 3 môn tiêu chuẩn (Standard level), hoàn thành môn lý thuyết về tri thức (Theory of Knowledge). Học sinh học IB cũng sẽ được dạy về phương pháp học và cách nhận thức về những gì bản thân biết và tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng. Cuối khoá học, học sinh phải thi kỳ thi quốc tế và viết một bài luận về một môn thích nhất trong số các môn đã học. HIện nay, đã có hơn 130 trường ở Anh dạy chương trình IB.

– Dự bị đại học (Foundation Course): khoá học kéo dài 1 năm. Khoá học Dự bị đại học sẽ cho phép các học sinh tập trung vào các môn học yêu thích để chuẩn bị vào đại học. Bên cạnh những môn chính như Toán, tiếng Anh; bạn có thể lựa chọn một số các môn khác như nghệ thuật, thiết kế, kinh doanh, kỹ thuật,…Những môn học này sẽ được tính chứng chỉ riêng và được nhiều trường đại học công nhận.

– Cao đẳng nghề

Khoá học Cao đẳng nghề sẽ tập trung vào đào tạo kỹ năng và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bằng cấp của các khoá học này bao gồm BTEC Diploma, A-levels về dạy nghề và các chứng chỉ tương đương. Điểm khác biệt của khoá học này là sinh viên có thể lựa chọn đa dạng các môn học theo nhu cầu và được linh hoạt xét tuyển theo khả năng học tập của sinh viên.

– Bậc Đại học

Bậc Đại học dành cho các học sinh từ 18 tuổi trở lên. Hầu hết chương trình Đại học sẽ kéo dài 3 năm, ngoại trừ tại Scotland chương trình này có thể kéo dài tới 4 năm. Ở bậc Đại học, sinh viên sẽ được học những môn chuyên ngành và dự các kỳ thi cuối kỳ.

Sinh viên quốc tế muốn học ở Anh ở bậc này phải đáp ứng được yêu cầu đầu vào về tiếng Anh (tối thiểu IELTS 6.0), một năm Dự bị đại học bổ sung cho bậc phổ thông, hay phải đạt các chứng chỉ IB hoặc A-level.

– Bậc Sau Đại học

Các khoá học Sau đại học bao gồm học tín chỉ và nghiên cứu. Các khoá học tín chỉ sẽ bao gồm chứng chỉ sau Đại học, bằng Diploma sau Đại học và Thạc sĩ. Các khoá học tín chỉ sẽ kéo dài từ 9-12 tháng trong khi các khoá nghiên cứu kéo dài từ 1-4 năm.

3. Vì sao du học Anh đắt đỏ nhưng được nhiều bạn trẻ lựa chọn?

Ở Anh, bạn không chỉ được trải nghiệm nền giáo dục đa dạng, đẳng cấp mà còn có cơ hội sống với người dân bản xứ và nâng cao khả năng tiếng Anh, tiếp thu các nền văn hoá khác nhau.

Từ trước đến nay, Vương quốc Anh luôn có sức hút đặc biệt đối với sinh viên quốc tế. Lựa chọn du học ở Anh là các một quyết định rất sáng suốt. Ở Anh, bạn không chỉ được trải nghiệm nền giáo dục đa dạng, đẳng cấp mà còn có cơ hội sống với người dân bản xứ và nâng cao khả năng tiếng Anh, tiếp thu các nền văn hoá khác nhau. Hãy cùng DL Solutions tìm hiểu xem vì sao nước Anh lại được nhiều bạn trẻ chọn lựa nhé:

. Nền giáo dục chất lượng hàng đầu

Vương quốc Anh là quốc gia có nền giáo dục lâu đời, bằng cấp của các trường tại Anh đều được đánh giá cao trên toàn thế giới. Anh là cái nôi của nhiều trường đại học danh tiếng nằm trong top top 30 đại học có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Các khoá học ở Anh mang lại cho các bạn sinh viên không chỉ kiến thức mà còn là kỹ năng thực tiễn và các mối quan hệ cần thiết cho sự nghiệp sau này.

. Môi trường chuẩn để phát triển khả năng tiếng Anh

Nước Anh là quê hương của tiếng Anh, vì thế mà sẽ chẳng đâu các bạn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn học ở Anh. Học ở Vương quốc Anh, bạn sẽ được trau dồi khả năng tiếng Anh tự nhiên khi đi học trên giảng đường, làm việc nhóm cùng các bạn người bản xứ hay chỉ đơn giản là nói chuyện với người dân bản xứ.

. Chi phí dễ thở hơn so với du học Mỹ

Dễ dàng có thể thấy được, hệ thống giáo dục ở Anh giống với hệ thống giáo dục châu Âu và linh hoạt hơn rất nhiều ở thời gian học và bậc học. Ở Anh, sẽ không có bậc THCS mà chỉ có bậc tiểu học và THPT. Như vậy có thể thấy, việc rút ngắn thời gian học không chỉ giúp các bạn tiết kiệm chi phí mà còn có thể dành nhiều thời gian hơn để trải nghiệm.

Ngoài ra, là du học sinh quốc tế ở Anh, bạn sẽ được hưởng những chế độ và quyền lợi riêng giúp giảm thiểu chi phí sinh hoạt và các hoạt động vui chơi giải trí. Đồng thời các sinh viên đang theo học tại Anh đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế miễn phí thông qua dịch vụ y tế quốc gia.

. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên quốc tế khi theo học tại Anh bậc đại học và cao học sẽ được ở lại 2 năm để làm việc. Theo đó, chương trình Post Study Work Visa dành cho sinh viên quốc tế cho phép sinh viên các bậc Cử nhân và Thạc sĩ được ở lại Anh tối đa 2 năm và 3 năm đối với bậc Tiến sĩ.

. Bằng cấp có giá trị quốc tế

Vương quốc Anh với nền giáo dục đẳng cấp và danh giá sẽ đảm bảo cho bằng cấp của bạn được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Và đây cũng sẽ là lợi thế của bạn so với với các ứng viên khác.

4. Học phí & chi phí sinh hoạt tại Anh

Chi phí du học là điều chắc chắn bạn sẽ quan tâm khi học tập tại xứ sở sương mù.

Nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị du học tại xứ sở sương mù, thì chi phí du học là điều chắc chắn bạn sẽ quan tâm. Hãy tham khảo các thông tin hữu ích sau đây để biết chi tiết các loại chi phí cần thiết khi du học tại Vương quốc Anh nhé:

. Học phí ở Anh

Các trường ở Anh đều áp dụng mức học phí tuỳ theo chương trình học, cấp bậc, và trường ở thành phố lớn hay thành phố nhỏ,… Các trường công lập sẽ mức học phí thấp hơn các trường tư thục.

Cụ thể, mức chi phí cho các cấp bậc học ở Úc như sau:

– Trung học phổ thông: khoảng từ 24,000 – 28,000GBP/ năm

– Chứng chỉ A-level: từ 14,000 – 28,000GBP/ năm

– Dự bị đại học: từ 8,000 – 23,000GBP/ năm

– Đại học: 9,000 – 26,000GBP/ năm

– Sau đại học: 12,000 – 27,000GBP/ năm

Ngoài mức học phí kể trên, du học sinh còn phải chuẩn bị sinh hoạt phí và phụ phí trong quá trình du học tại Anh như tiền ăn ở, di chuyển,  phí ghi danh, tiền mua sách vở,…

. Chi phí sinh hoạt tại Vương quốc Anh

Chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề được rất nhiều các bạn học sinh sinh viên quan tâm khi du học Anh. Thông thường, chi phí sinh hoạt của bạn sẽ thay đổi dựa trên nhu cầu chi tiêu và địa điểm sống của bạn. Ở các thành phố lớn, đa phần chi phí sinh hoạt sẽ đắt đỏ hơn so với các thành phố nhỏ. Nhìn chung, chi phí sinh hoạt cho một du học sinh quốc tế tại Anh sẽ dao động từ 600GBP tới 800GBP trong một tháng với các khoản chi tiêu cần thiết như:

– Nhà ở: thường là khoản tốn kém nhất trong các khoản phải chi trong chi phí sinh hoạt của du học sinh.

. Ở ký túc xá của trường: khoảng 240GBP – 600GBP/ tháng. Tuỳ trường sẽ có canteen phục vụ ăn uống cho các bạn hoặc sẽ có bếp để các bạn tự nấu ăn

. Ở homestay với người bản xứ: khoảng 300 – 500GBP/ tháng và được bao gồm 2 bữa ăn vào các ngày trong tuần và 3 bữa ăn vào các ngày cuối tuần

. Thuê nhà riêng: từ 240GBP/ tháng. Bạn sẽ phải tự nấu ăn và mua sắm đồ dùng cá nhân

– Chi phí ăn uống, đi lại: chi phí ăn uống và đi lại của du học sinh sẽ từ khoảng 150 – 350GBP/ tháng. Mức giá này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu chi tiêu của bạn. Anh là đất nước có hệ thống giao thông công cộng vô cùng tiến bộ và thuận tiện cho việc di chuyển. Các bạn sinh viên có thể đi bus, đi tàu điện hoặc đi bộ, đi xe đẹp để tiết kiệm chi phí. Mức phí di chuyển sẽ dao động từ 15 – 30GBP/ tuần.

– Các chi phí khác: ngoài ra, còn một số chi phí khác có thể kể đến như tiền mua sách, giáo trình, du lịch, điện, gas, Internet,…Tuỳ vào nhu cầu và mức chi tiêu mà bạn hãy cân nhắc các chi phí trên cho phù hợp và tiết kiệm nhé!

Học tập và sinh sống tại Vương quốc Anh là điều tuyệt vời đối với các du học sinh để có thể trải nghiệm môi trường đa văn hoá và giáo dục chất lượng. Tự hào là trung tâm du học hàng đầu với đội ngũ tư vấn tận tình, giàu kinh nghiệm, DL Solutions sẽ mang đến cho bạn cơ hội du học tại quốc gia mơ ước.

Để tìm hiểu thêm thông tin về du học Anh, phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng nhé!.

Liên hệ
Tất Cả Về Du Học Úc Mà Bạn Cần Biết

Úc luôn là điểm đến lý tưởng của các du học sinh bởi có hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới và cảnh sắc thiên ưu đãi với các cảnh quan và khí hậu vô cùng phong phú. Úc là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích trải dài 6 bang và 2 vùng lãnh thổ. Gần 1/3 nước Úc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, phần còn lại thuộc khí hậu ôn đới.

Vậy tại sao Úc lại thu hút một lượng lớn du học sinh quốc tế đến với đất nước này mỗi năm? Cùng DL. Solutions khàm phá hệ thống giáo dục Úc và các thông tin tổng quan về nước Úc để có cái nhìn chân thật hơn về việc du học Úc nhé.

1. Tìm hiểu về nước Úc

Úc luôn là điểm đến lý tưởng của các du học sinh bởi có hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới.

Là lục địa nhỏ nhất nhưng Úc lại là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích đất liền trên 7 triệu km2. Úc là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania và nhiều đảo nhỏ. Kích thước lớn và biệt lập nên Úc thường được biết đến như một lục địa đảo với đường bờ biển dài hơn 34 nghìn km2 và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 8 triệu km2. Úc là lục địa bằng phẳng nhất, với đất đai cổ và kém phì nhiêu nhất. Diện tích lớn khiến đất nước có nhiều dạng phong cảnh khác nhau như rừng mưa nhiệt đới, các dãy núi và các hoang mạc.

Úc không chỉ thu hút sinh viên quốc tế bởi nền giáo dục đa dạng mà còn bởi nền văn hoá với con người thân thiện và những bãi biển hoang sơ nối dài tuyệt đẹp. Về văn hoá, người Úc luôn tự hào về nền văn hoá đa dạng của mình. Đất nước Úc thường xuyên nằm trong top 5 quốc gia lý tưởng cho việc định cư bởi sự trẻ trung, sôi nổi, và phát triển.

Úc cũng là một quốc gia giàu có với GDP bình quân đầu người cao, xếp thứ 3 trong Chỉ số tự do kinh tế năm 2010, và là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới.

2. Hệ thống giáo dục Úc

Với nền giáo dục đẳng cấp hàng đầu thế giới, nền giáo dục và bằng cấp của Úc được công nhận khắp nơi trên thế giới.

Với nền giáo dục đẳng cấp hàng đầu thế giới, nền giáo dục và bằng cấp của Úc được công nhận khắp nơi trên thế giới. Nước Úc chỉ có 43 trường đại học, nhưng có đến 8 trường nằm trong top 100 trường đại học tốt nhất thế giới. Ngoài ra, hệ thống giáo dục còn có hơn 1,200 cơ sở đào tạo cùng với 22,000 khoá học khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng về lựa chọn cho sinh viên quốc tế.

Chương trình giáo dục của Úc được chia thành các cấp bậc khác nhau như:

. Bậc tiểu học

Chương trình tiểu học sẽ kéo dài từ 6 đến 7 năm tuỳ theo bang và vùng lãnh thổ. Và bậc tiểu học sẽ học từ lớp 1 đến lớp 6 hoặc lớp 7.

. Bậc trung học

Bậc trung học ở Úc sẽ chia thành bậc trung học cơ sở từ lớp 7 đến lớp 9 hoặc lớp 10 và bậc trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12. Bậc trung học ở Úc sẽ gồm các trường công lập và tư thục với đầy đủ các loại hình: trường nội trú, trường đạo, trường nam sinh, trường nữ sinh,…

Chương trình học của bậc trung học sẽ bao gồm các môn học phổ thông và các khoá học nhằm chuẩn bị vào các trường đại học ở Úc. Tất cả các trường sẽ đều có các môn chính là Anh văn, Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật và Ngôn ngữ. Ngoài ra, các bạn học sinh còn có thể học các bộ môn năng khiếu khác. Sau khi hoàn thành bậc trung học, học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.

. Bậc cao đẳng nghề

Các bạn sinh viên có thể chọn theo học các khoá đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề thuộc hệ thống giáo dục Cao đẳng hoặc các trường tư thục dạy nghề. Sau khi tốt ngghiệp các khoá học nghề, sinh viên có thể đi làm hoặc học tiếp lên các bậc cao hơn như Đại học.

Chương trình đào tạo nghề tại các trường ở úc sẽ được chia thành:

– Khoá chứng nhận: thời gian đào tạo từ 3 – 18 tháng tuỳ vào chứng nhận I, II, III, hoặc IV. Sau khi hoàn thành các chứng nhận trên, các bạn có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp hoặc có thể học tiếp lên Đại học.

– Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng: thời gian đào tạo sẽ từ 1 – 2,5 năm và hầu hết các trường đào tạo nghề và các trường Cao đẳng tại Úc đều có chương trình này.

– Chương trình đào tạo nghề sau Đại học: thời gian học cho chương trình này sẽ từ 6 tháng đến 1 năm.

. Đại học

Chương trình bậc Đại học tại Úc sẽ có thời gian học ít nhất là 3 năm đối với Bachelor Degree và 4 năm đối với Bachelor Honours Degree. Sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên ngành của mình phục vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu hơn hoặc đi làm.

. Sau Đại học

Sau khi hoàn thành xong bậc Đại học, sinh viên có thể chọn học tiếp lên cao hơn bởi các khoá học Thạc sĩ và Tiến sĩ.

– Thạc sĩ: có thời gian học từ 1 – 2 năm. Khoá học Thạc sĩ sẽ cung cấp, tăng cường kỹ năng chuyên sâu về mảng kiến thức cụ thể về ngành mà bạn học thông qua việc nghiên cứu độc lập.

– Tiến sĩ: có thời gian hoàn tất là 3 năm. Khoá học sẽ chủ yếu là về nghiên cứu, tuy nhiên cũng sẽ có những buổi học trên lớp. Khoá học Tiến sĩ sẽ nghiên cứu chuyên sâu về một đề tài, đóng góp vào vốn kiến thức và hiểu biết hoặc có thể vận dụng kiến thức vào để giảng dạy.

3. Điều kiện du học Úc? Quy trình xin visa?

Điều kiện để du học Úc.

Với hệ thống giáo dục đa dạng như trên, thì Úc là lựa chọn sáng suốt để du học cho các bạn học sinh sinh viên. Vậy điều kiện để du học Úc là gì? Hãy cùng tham khảo với DL Solutions nhé:

. Trình độ tiếng Anh

Trình độ tiếng Anh là điều kiện bắt buộc mà bạn cần đáp ứng khi du học Úc để có thể bắt kịp chương trình học, cũng như hoà nhập với môi trường sống tại đất nước này. Mỗi trường ở Úc đều có quy chuẩn về trình độ tiếng Anh đầu vào riêng.

Về trình độ tiếng Anh, bạn phải đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường như sau:

– Chương trình Trung học phổ thông: đa phần trường THPT tại Úc không yêu cầu học sinh nộp chứng chỉ IELTS/ TOEFL. Bạn có thể làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường.

– Chương trình dự bị đại học: yêu cầu sinh viên phải có IELTS từ 5.5 trở lên

– Bậc Đại học và Cao học: với hai bậc học này thì mức yêu cầu về trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 – 6.5 trở lên.

Ngoài IELTS, Úc còn chấp nhận các chứng chỉ tiếng Anh khác như Cambridge English, TOEFL hay PTE.

. Trình độ học vấn

Ở mỗi bậc học, các trường và chương trình đào tạo khác nhau ở Úc đều yêu cầu các mức điểm GPA đầu vào khác nhau. Do đó, bạn phải nắm rõ các yêu cầu của trường để lên kế hoạch chuẩn bị tốt nhất .

Dưới đây là những yêu cầu về điểm GPA cho từng bậc học:

– Trung học: học lực trung bình từ 6.5 và đáp ứng các tiêu chí đầu vào của trường

– Dự bị đại học: học lực trung bình từ 6.0 trở lên

– Đại học: học lực trung bình từ 7.0 trở lên

– Sau Đại học: GPA 6.5 trở lên và tốt nghiệp đại học cùng chuyện ngành hoặc có thể xem xét nếu có năng lực nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc khác chuyên ngành.

. Độ tuổi

Du học Úc sẽ không bị giới hạn về độ tuổi cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trường hợp dưới 18 tuổi thì học sinh phải có cha mẹ hoặc người bảo lãnh đi cùng; có người thân giám hộ khi học tại Úc.

. Chứng minh tài chính

Tài chính là yếu tố quan trọng khi xin visa du học Úc. Để có tấm vé du học Úc, bạn cần phải chứng minh với Đại sứ quán Úc rằng bạn có lý lịch rõ ràng, mục đích học tập và có đủ khả năng chi trả cho thời gian học tập tại Úc. Để chứng minh có đủ tài chính, bạn phải chứng minh rằng có đủ tài chính đảm bảo cho việc học bằng cách chuẩn bị các loại giấy tờ chứng minh thu nhập, tài sản của người bảo trợ,…

Mức học phí của các bậc học ở Úc sẽ dao động trong khoảng từ 10,000 – 30,000AUD/ năm. Do đó, bạn cần xác định rõ khả năng chi trả cho suốt quá trình học tại Úc. Học phí ở các trường sẽ chênh lệch tuỳ vào trường, ngành học và các bang. Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ về vấn đề học phí khi bạn có dự định theo học tại Úc.

Ngoài ra, chính phủ Úc còn yêu cầu phải chuẩn bị tối thiểu 21,000AUD cho chi phí sinh hoạt của bạn tại Úc mỗi năm. Sinh hoạt phí sẽ bao gồm tiền thuê nhà, chi phí ăn uống, đi lại, chí phí giải trí, tiện ích,…Trong đó, tiền thuê nhà khoản tốn kém nhất của các du học sinh.

. Điều kiện sức khoẻ

Hầu hết các du học sinh quốc tế đều phải làm kiểm tra sức khoẻ trước khi qua Úc du học. Khi đăng ký các khoá học tù 6 tháng trở lên ở Canada, bạn phải khám sức khoẻ ở các trung tâm do Lãnh sự quán chỉ định. Việc này sẽ kiểm tra xem bạn có đủ sức khoẻ để hoàn thành khoá học ở Úc, và không bị mắc các bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan cao khi đến Úc.

Việc cấp visa du học Úc luôn được Lãnh sự quán Úc cân nhắc trước khi ra quyết định. Và để có tấm vé đi du học ở xứ sở Kangaroo, bạn phải chuẩn bị hồ sơ thật hoàn chỉnh và thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin nhập học

Việc tìm hiểu chương trình học, trường học phù hợp với sở thích, nguyện vọn của bản thân là điều cần thiết khi có dự định du học Úc. Bạn phải được trường tại Úc chấp nhận theo học và sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn (nếu có) với đại diện trường.

Bước 2: Nhận thư mời nhập học

Nếu đủ điều kiện học tập tại trường, trường sẽ gửi cho bạn một thư mời, ghi đầy đủ thông tin cá nhân, kỳ nhập học, chuyên ngành mà bạn đã đăng ký. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được biết thông tin chi tiết về các khoản học phí và các chi phí khác trong quá trình học tập tại trường.

Bước 3: Đóng học phí

Khi đã nhận được thư mời nhập học từ trường, bạn sẽ tiến hành thụ tục đóng học phí cho trường và nhận Confirmation of Enrollment qua email.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ

Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau mà hồ sơ của bạn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hồ sơ của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

Hồ sơ giấy tờ được yêu cầu bởi Lãnh sự quán:

– Đơn xin thị thực nhập cảnh du học Úc mẫu 157

– Tờ khai nhân thân số 67 chi tiết theo quy định

– Sơ yếu lý lịch bản tiếng Việt có xác nhận từ địa phương

– Hộ chiếu bản gốc còn hiệu lực trên 6 tháng

– 4 ảnh passport được chụp trong vòng 6 tháng

– Thư mời nhập học của trường tại Úc

– Giấy khám sức khoẻ không quá 6 tháng

– Thư trình bày kế hoạch học tập và định hướng trong tương lai của bạn

– Văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm của bậc học gần nhất

– Văn bằng, chứng chỉ Anh văn

– Giấy chứng minh đã mua bảo hiểm OSHC cho toàn bộ khoá học

– Giấy tờ chứng minh tài chính: sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh tài sản, đất đai,…

Bước 5: Khám sức khoẻ và nộp hồ sơ xin visa

Du học sinh có dự định học tại Úc được yêu cầu phải khám sức khoẻ bắt buộc. Bộ hồ sơ khám sức khoẻ sẽ được gửi đến bạn khi đơn xin thị thực nhập cảnh tạm thời được chấp nhận. Ngoài ra, thủ tục sinh trắc học là bắt buộc trong visa du học Úc. Các bạn du học sinh sẽ phải đến VFS HCM hoặc VFS tại HN để lấy sinh trắc học và nộp hồ sơ xin visa. Hoặc bạn cũng có thể nộp hồ sơ online và đóng lệ phí xin visa online.

Bước 6: Nhận kết quả visa du học Úc

Hiện nay, Tổng lãnh sự quán Úc sẽ không còn phỏng vấn du học sinh để cấp visa mà sẽ xét hồ sơ xin visa của bạn. Sau khi có kết quả khám sức khoẻ, bạn sẽ được Lãnh sự quán Úc cấp visa du học và gửi về địa chỉ nhà bạn.

4. Học phí du học Úc có đắt không?

Các trường ở Úc đều áp dụng mức học phí tuỳ theo chương trình học, cấp bậc, và trường học.

Nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị du học tại xứ sở chuột túi, thì chi phí du học là điều chắc chắn bạn sẽ quan tâm. Hãy tham khảo các thông tin hữu ích sau đây để biết chi tiết các loại chi phí cần thiết khi du học Úc nhé:

Các trường ở Úc đều áp dụng mức học phí tuỳ theo chương trình học, cấp bậc, và trường ở thành phố lớn hay thành phố nhỏ,… Các trường công lập sẽ mức học phí thấp hơn các trường tư thục.

Cụ thể, mức chi phí cho các cấp bậc học ở Úc như sau:

– Trung học phổ thông: khoảng từ 11,000 – 18,000AUD/ năm

– Dự bị đại học: từ 15,000 – 45,000AUD/ năm

– Cao đẳng liên thông: 18,000 – 45,000AUD/ năm

– Cao đẳng nghề: 6,000 – 18,000AUD/ năm

– Đại học: 24,000 – 52,000AUD/ năm

– Sau đại học: 24,000 – 50,000AUD/ năm

Ngoài mức học phí kể trên, du học sinh còn phải chuẩn bị sinh hoạt phí và phụ phí trong quá trình du học tại Úc như tiền ăn ở, di chuyển,  phí ghi danh, tiền mua sách vở,…

5. Các ngành nghề đang khan hiếm nhân sự tại Úc?

Để được có cơ hội ở lại Úc sau tốt nghiệp, du học sinh cần lưu ý về việc chọn lựa ngành nghề khi đi du học Úc. Bởi các ngành đang có nhu cầu về nhân lực sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm cũng như các cơ hội định cư.

Sau đây là một số ngành nghề đang thiếu nhân lực tại Úc:

. Khối ngành kỹ thuật – Engineering

Tại Úc, nguồn nhân lực kỹ sư cơ khí (Mechanical Engineer) luôn trong tình trạng thiếu hụt. Nước Úc với nền công nghiệp phát triển sẽ là cơ hội tốt cho những bạn muốn theo đuổi khối ngành Engineering. Sinh viên có rất nhiều lựa chọn khi học khối ngành này bao gồm: điện, điện tử, cơ khí, viễn thông, công nghệ sinh học,…

. Khối ngành công nghệ thông tin – Information Technology

Là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất ở Úc và luôn khát nhân lực, công nghệ thông tin là ngành học rất dễ định cư ở Úc. Sau dịch, tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành này trở nên ngày càng trầm trọng. Các tập đoàn, công ty lớn đều đang có chính sách thu hút, tuyển dụng các nhân tài ngành IT với thu nhập hấp dẫn và phúc lợi cao.

. Khối ngành y tá và điều dưỡng – Nursing

Ngành điều dưỡng là một trong những ngành đòi hỏi có nguồn nhân lực cao và nước Úc đang rất thiếu hụt nhân lực ngành này. Với tỷ lệ dân số già và dân số tăng, nhu cầu về khám chữa bệnh cũng tăng kéo theo số lượng các bệnh viện ngày càng nhiều ở Úc. Do đó, các nhu cầu về y tá, điều dưỡng cũng vì thế được đẩy mạnh.

. Khối ngành giáo dục tiểu học trở xuống – Early Childhood

Được đánh giá là một trong những ngành nghề có nhu cầu nhân sự rất lớn trong vòng 5 năm tới, giáo dục mầm non sẽ cơ hội cho các bạn sinh cviên quốc tế có nguyện vọng ở lại Úc làm việc sau khi tốt nghiệp. Học ngành này, các bạn sẽ học chuyên sâu về kỹ năng chăm sóc trẻ em,  kỹ năng giảng dạy và đào tạo trẻ em,..

. Khối ngành kế toán, kiểm toán – Auditing

Theo số liệu thống kê của Australian Government’s Job Outlook, kế toán – kiểm toán đang là ngành đang thiếu hụt về nhân lực. Nước Úc nổi tiếng trong việc giảng dạy và đào tạo ngành kế toán – kiểm toán, vì vậy sinh viê quốc tế sẽ có nhiều cơ hội được ưu tiên ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp.

. Khối ngành tâm lý – xã hội – Psychology – Sociology

Khối ngành tâm lý – xã hội đang là ngành đang lên ngôi ở úc vì người dân Úc đang chú trọng hơn về sức khoẻ tinh thần, đặc biệt là sau dịch Covid-19. Vì vậy đây là ngành nghề có tiềm năng phát triển với vị trí công việc ổn định và thu nhập hấp dẫn.

6. Cơ hội định cư sau khi tốt nghiệp cho du học sinh Úc

Sinh viên quốc tế có nhiều cơ hội định cư sau khi tốt nghiệp ở Úc.

Đối với các bạn du học sinh quốc tế, bên cạnh việc được học trong môi trường quốc tế và có chất lượng giảng dạy chuyên nghiệp còn là mong muốn được tìm kiếm việc làm với mức lượng hấp dẫn sau khi tốt nghiệp tại Úc. Hãy cùng DL Solutions khám phá xem sinh viên có những cơ hội nào để định cư tại Úc sau khi tốt nghiệp nhé!

. Visa Graduate Work 485

Visa này sẽ dành cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, có các kỹ năng và trình độ phù hợp với ngành học có trong Skilled Occupational List (Danh sách các ngành nghề được ưu tiên định cư). Sau khi được cấp visa 485, bạn sẽ được ở lại Úc 2 năm để làm việc.

. Post Study Work Visa 485

Với visa này, ngành học của bạn không cần thiết phải nằm trong danh sách định cư. Đối với các du học sinh quốc tế, bạn chỉ cần hoàn tất chương trình bậc Đại học là có đủ điều kiện để xin visa này.

. Những chương trình định cư khác ở Úc

Ngoài visa Graduate Work subclass 485, các bạn du học sinh còn có cơ hội được cấp các loại visa khác để có thể định cư tại Úc như:

– Visa 189 – visa diện tay nghề độc lập

– Visa 190 – Visa diện chủ bảo lãnh

– Visa 820 & 801 – Visa diện có Partner là người có PR hoặc là quốc tích Úc

Ngoài ra, sinh viên còn có thể xem xét một số lực chọn khác như: học lên cao hơn, visa 186, 187 và 489 nếu muốn về các vùng thưa dân cư và làm việc để có thêm cơ hội định cư ở Úc.

DL Solutions là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn du học Úc, cung cấp thông tin về các chính sách du học và các cơ hội định cư Úc mới nhất. Để tìm hiểu thêm thông tin về du học Úc, phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!.

Liên hệ
DU HỌC CANADA 2022 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Du học Canada đang là chủ đề ngày càng được nhiều các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên bởi Canada là đất nước có nền giáo dục chất lượng cùng với cuộc sống hiện đại, văn minh.  Học tập tại Canada, ngoài cơ hội được tiếp nhận hệ thống giáo dục đẳng cấp thì các bạn du học sinh quốc tế còn có cơ hội tham quan, du lịch và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây.

Vậy làm thế nào để du học Canada? Điều kiện du học Canada là gì? Chi phí ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về du học Canada nhé.

1. Canada là đất nước như thế nào?

Canada là đất nước có nền giáo dục chất lượng cùng với cuộc sống hiện đại, văn minh.

Canada được biết biết đến là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Liên bang Nga. Lãnh thổ Canada kéo dài từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giáp với Bắc Băng Dương. Một phần lớn biên giới Canada còn giáp với Mỹ. Đây là đường biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới.

Văn hoá Canada là sự pha trộn giữa các nền văn hoá Anh, Pháp và Bắc Mỹ. Canada nổi tiếng là đất nước an toàn vì người dân không được phép sử dụng vũ khí. Cây phong là biểu tượng cho đất nước Canada, tượng trưng cho sức mạnh, văn hoá, và lịch sử lâu đời của đất nước này.

Canada là quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với chỉ số phát triển con người đứng thứ 11 trên thế giới. Canada luôn là đất nước đi đầu trong các chỉ số so sánh quốc tế như giáo dục, y tế, kinh tế, tự do dân chủ, minh bạch,…

2. Vì sao nên du học Canada?

Với hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới, Canada là điểm đến trong top 3 của du học bên cạnh Anh và Mỹ.

Với hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới, Canada là điểm đến trong top 3 của du học bên cạnh Anh và Mỹ, theo xếp hạng của QS năm 2018. Việt Nam trở thành top 10 đất nước có lượng học sinh sinh viên theo học tại Canada đông nhất. Vậy điều gì khiến Canada là điểm đến hấp dẫn cho du học sinh quốc tế?

. Chất lượng giáo dục hàng đầu

Một trong những lý do khiến nhiều du học sinh chọn Canada là điểm đến là bởi vì chất lượng giáo dục cao. Canada có 25 trường góp mặt trong Bảng xếp hạng Đại học thế giới của QS 2019. Đất nước Canada có hệ thống giáo dục, chương trình học linh hoạt và chất lượng không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao, sinh viên có thể học kết hợp lý thuyết và thực hành song song. Ngoài ra, du học sinh quốc tế còn được tiếp cận với nhiều cơ hội thực tập đa dạng (Co-op/ Work Placement, Practicum, Internship,…)

. Cơ hội nghiên cứu chuyên sâu

Canada rất tập trung vào nghiên cứu và phát triển. Nếu bạn có dự định học nghiên cứu, thì không có nới nào tốt hơn Canada. Chính phủ Canada hỗ trợ rất nhiều cho các lĩnh vực nghiên cứu từ y học, viễn thông, đến nông nghiệp, khoa học môi trường các các lĩnh vực công nghệ,…

. Học phí thấp

Học phí tại Canada dễ chịu hơn nhiều so với các nước phát triển khác như Anh, Mỹ và Úc. Bên cạnh đó, các trường công lập còn được tài trợ chi phí bởi chính phủ Canada. Vì vậy, Canada là nơi thích hợp và là lựa chọn tuyệt vời cho các du học sinh quốc tế quan tâm đến việc học tại một đất nước có nền giáo dục chất lượng nhưng chi phí eo hẹp.

. Nền văn hoá đa dạng

Học tập tại Canada, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hoá với môi trường học đa văn hoá khác nhau, bởi Canada là quốc gia nhập cư với nhiều bản sắc văn hoá khác nhau. Tính đa dạng về văn hoá mang đến sự phong phú về các loại hình giải trí và ẩm thực sẽ góp phần tạo nên môi trường học tập thú vị, sinh động cho các bạn sinh viên.

Ở môi trường đại học Canada, sinh viên không chỉ học kiến thức mà còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động ngoại khoá để nâng cao kỹ năng sống, giao lưu văn hoá với các du học sinh nước khác để đời sống du học sinh thêm phần thú vị.

. Nền kinh tế chính trị ổn định

Canada được xem là một trong những đất nước an toàn nhất trên thế giới. Canada ít có bất ổn về chính trị, và cũng ít tội phạm hơn so với nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, Canada còn là quốc gia yên bình và thân thiện với du học sinh nhờ vào chất lượng cuộc sống cao, người dân cởi mở.

. Chi phí sinh hoạt phải chăng

Là đất nước đứng đầu về chất lượng cuộc sống, nhưng chi phí sinh hoạt ở Canada thậm chí còn rẻ hơn các nước phát triển khác như Anh, Úc. Chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn của Canada như Toronto và Montreal có mức giá phải chăng hơn.

. Được phép làm thêm

Nhờ các quy định của Chính phủ, Canada cho phép sinh viên quốc tế có cơ hội làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong các học kỳ và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Mức thu nhập từ công việc làm thêm khảong từ 15-20CAD/ giờ tuỳ từng công việc. Du học sinh có chịu khó và chăm chỉ có thể hoàn toàn cover được khoản tiền sinh hoạt hàng tháng.

. Cơ hội việc làm và định cư rộng mở

Cơ hội việc làm và định cư sau tốt nghiệp cũng là một trong những điểm hấp dẫn của du học Canada. Chính phủ Canada luôn có những chính sách ưu tiên về định cư và nhập cư dành cho du học sinh quốc tế.

Với chương trình Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp của Canada cho phép sinh viên ở lại làm việc tại Canada tối đa 3 năm sau khi hoàn thành chương trình học. Canada cũng có những chính sách riêng dành cho các ngành nghề ưu tiên định cư trong ngắn hạn và dài hạn.

Ở một số khu vực và tỉnh bang cho phép bạn được hoàn thuế, miễn thuế và hoàn học phí, miễn phí bảo hiểm. Du học sinh có thể xin PR ngay sau tốt nghiệp chỉ 6 tháng mà không cần phải có job offer. Đây cũng là một trong những điểm hấp dẫn trong chính sách định cư của Canada.

3. Điều kiện du học Canada

Du học Canada cần các điều kiện gì?

Với những lợi thế như trên, thì Canada là lựa chọn sáng suốt để du học cho các bạn học sinh sinh viên. Vậy điều kiện để du học Canada là gì? Hãy cùng tham khảo với DL Solutions nhé:

. Trình độ tiếng Anh

Trình độ tiếng Anh là điều kiện bắt buộc mà bạn cần đáp ứng khi du học Canada để có thể bắt kịp chương trình học, cũng như hoà nhập với môi trường sống tại đất nước này. Mỗi trường ở Canada đều có quy chuẩn về trình độ tiếng Anh đầu vào riêng.

Về trình độ tiếng Anh, bạn phải đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường như sau:

– Chương trình Trung học phổ thông: với một số trường THPT tại Canada thì học sinh có thể không cần nộp chứng chỉ IELTS/ TOEFL. Bạn có thể làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường.

– Chương trình dự bị đại học: yêu cầu sinh viên phải có IELTS từ 5.0 -5.5

– Bậc Cao đẳng: ở các trường cao đẳng, sinh viên được yêu cầu phải đạt tối đa IELTS 5.5 đến 6.0 trở lên

– Bậc Đại học và Cao học: với hai bậc học này thì mức yêu cầu về trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 – 6.5 trở lên.

Bên cạnh đó, tuỳ theo yêu cầu của trường và khoá học của bạn mà còn có yêu cầu về chứng chỉ khác như SAT, GRE, ACT, và GMAT.

. Trình độ học vấn

Ở mỗi bậc học, các trường và chương trình đào tạo khác nhau ở Canada đều yêu cầu các mức điểm GPA đầu vào khác nhau. Do đó, bạn phải nắm rõ các yêu cầu của trường để lên kế hoạch chuẩn bị tốt nhất .

Thông thường, điều kiện du học Canada là các bạn phải đạt điểm GPA từ trung bình trở lên (>6.5) để được cấp thư nhập học và có thể theo kịp chương trình học. Dưới đây là những yêu cầu về điểm GPA cho từng bậc học:

– Trung học: học lực trung bình từ 7.0 và đáp ứng các tiêu chí đầu vào của trường

– Cao đẳng: học lực trung bình từ 6.5 trở lên

– Đại học: học lực trung bình từ 7.0 trở lên

– Thạc sĩ: GPA 7.5 trở lên

– Sau đại học: GPA 6.5 trở lên

Đối với bậc đại học hay cao học, thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện GPA của trường và các bài thi chuẩn hoá như GRE, SAT I, SAT II,…

. Điều kiện sức khoẻ

Hầu hết các du học sinh quốc tế đều phải làm kiểm tra sức khoẻ trước khi qua Canada du học. Khi đăng ký các khoá học tù 6 tháng trở lên ở Canada, bạn phải khám sức khoẻ ở các trung tâm do Lãnh sự quán chỉ định. Khi khám sức khoẻ, bạn cần chuẩn bị một số các giấy tờ sau:

– Hồ sơ khám sức khoẻ theo mẫu IMM 1017E

– Hộ chiếu bản gốc, CMND hoặc CCCD

– Kính cận hoặc kính áp tròng (nếu bị cận)

– Kết quả khám sức khoẻ trước đó (nếu có)

– 4 ảnh passport được chụp trong vòng 6 tháng

– Lệ phí khám sức khoẻ

Thông thường bạn sẽ khám sức khoẻ tại IOM Canada. Kết quả khám sức khoẻ sẽ được trực tiếp đến Lãnh sự quán để xét duyệt. Trường hợp du học sinh không đáp ứng đủ điều kiện về sức khoẻ, nhân viên Lãnh sự có quyền từ chối đơn xin visa của bạn.

. Chứng minh tài chính

Tài chính là yếu tố quan trọng khi xin visa du học Canada. Để có tấm vé du học Canada, bạn cần phải chứng minh với Đại sứ quán Canada rằng bạn có lý lịch rõ ràng, mục đích học tập và có đủ khả năng chi trả cho thời gian học tập tại Canada.

Thông thường, tổng chi phí du học của một du học sinh Canada sẽ rơi vào khoảng $28,000 – $35,000CAD/ năm (tương đượng 500 – 600 triệu đồng), bao gồm cả học phí, và sinh hoạt phí. Để chứng minh có đủ tài chính, bạn phải chứng minh rằng có đủ tài chính đảm bảo cho việc học bằng cách chuẩn bị các loại giấy tờ chứng minh thu nhập, tài sản của người bảo trợ,…

Ngoài ra, bạn có thể theo học tại Canada với diện không cần chứng minh tài chính (SDS). Với diện SDS, du học sinh cần mua chứng chỉ đầu tư đảm bảo (GIC) của ngân hàng Sacombank trị giá $10,000CAD. Ngoài ra, bạn còn cần phải chuẩn bị lệ phí ghi danh, phí khám sức khoẻ, visa và study permit.

Học phí ở các trường sẽ chênh lệch tuỳ vào trường, ngành học và tỉnh bang. Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ về vấn đề học phí khi bạn có dự định theo học tại Canada.

Sinh hoạt phí sẽ bao gồm tiền thuê nhà, chi phí ăn uống, đi lại, chí phí giải trí, tiện ích,…Trong đó, tiền thuê nhà khoản tốn kém nhất của các du học sinh.

. Hồ sơ và thủ tục du học Canada

Hồ sơ du học Canada cần có những gì?

– Hồ sơ du học Canada càng đầy đủ và chính xác thì bạn sẽ càng có cơ hội đạt được visa càng cao. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau mà hồ sơ của bạn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hồ sơ của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

Hồ sơ giấy tờ được yêu cầu bởi Lãnh sự quán:

– Đơn xin thị thực nhập cảnh du học Canada

– Hộ chiếu bản gốc còn hiệu lực trên 6 tháng

– 2 ảnh passport được chụp trong vòng 6 tháng

– Thư mời nhập học của trường tại Canada

– Giấy khám sức khoẻ không quá 6 tháng

– Lệ phí xin visa du học Canada

Hồ sơ thân nhân và học vấn:

– Giấy khai sinh bản gốc

– CMND hoặc CCCD

– Sổ hộ khẩu

– Passport của cha/ mẹ (trong trường hợp học sinh dưới 17 tuổi và đi phỏng vấn chung với cha mẹ)

– Học bạ/ bảng điểm của tất cả các cấp học tính đến hiện tại

– Bằng tốt nghiệp của cấp học trước đó

– Chứng chỉ tiếng Anh (IETLS, TOEFL, PTE,…)

– Giấy khen, bằng cấp, các chứng chỉ khác (nếu có)

– Các chứng chỉ chuẩn hoá (SAT/ ACT, GMAT/ GRE,…)

– Thư giải trình vì sao bạn chọn trường/ khoá học này và kế hoạch sau khi học ở Canada xong sẽ về Việt Nam như thế nào?

Hồ sơ tài chính:

– Sổ tiết kiệm/ Giấy xác nhận số dư ngân hàng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bất động sản đang sở hữu

– Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu gia đình đang kinh doanh) hoặc Hợp đồng lao động (nếu người bảo trợ là nhân viên)

– Các giấy tờ đóng thuế cho hoạt động kinh doanh hoặc thuế thu nhập cá nhân

– Các hợp đồng kinh tế (cho thuê nhà/ đất), hợp đồng góp vốn,…

– Các nguồn tài chính khác (có thể thể hiện trên giấy tờ)

– Chứng chỉ đầu tư đảm bảo (GIC) nếu đi theo diện không chứng minh tài chính.

. Thủ tục xin visa du học Canada

Nhìn chung các bạn sẽ phải trải qua quá trình xin visa du học Mỹ bao gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ du học Canada

Hãy tìm hiểu và chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân để tăng tính thuyết phục khi nộp hồ sơ xin visa Canada. Sau đó, liên hệ với bộ phận tuyển sinh của trường và nộp đơn xin nhập học. Thư mời nhập học phải được cấp bởi cơ sở giáo dục Canada và được xác nhận rõ ràng trên giấy mời, thể hiện chính xác ngành học, chi phí học tập,…

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để xin visa du học Canada như trên để hoàn thiện bộ hồ sơ xin visa du học.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin visa tại IOM

Sau khi đã hoàn thành các hồ sơ cần thiết, bân sẽ nộp hồ sơ tại trung tâm tiếp nhận Hồ sơ thị thực nhập cảnh Canada – IOM hoặc nộp hồ sơ online. Bạn sẽ phải đến trực tiếp để lấy dấu vân tay và sinh trắc học của mình tại ĐSQ.

Bước 3: Khám sức khoẻ

Du học sinh có thời gian học tại Canada trên 6 tháng được yêu cầu phải khám sức khoẻ bắt buộc. Bộ hồ sơ khám sức khoẻ sẽ được gửi đến bạn khi đơn xin thị thực nhập cảnh tạm thời được chấp nhận. Thông thường Lãnh sự quán sẽ gửi email yêu cầu khám sức khoẻ nên hãy nhớ kiểm tra mail thường xuyên nhé

Bước 4: Nhận kết quả xin visa

Hiện nay, ĐSQ và Tổng lãnh sự quán Canada sẽ không còn phỏng vấn du học sinh để cấp visa mà sẽ xét hồ sơ xin visa của bạn trong vòng 3 tháng. Sau khi có kết quả khám sức khoẻ, bạn sẽ được Lãnh sự quan Canada cấp visa du học và gửi về địa chỉ nhà bạn.

4. Chi phí du học Canada

Canada là đất nước có mức học phí phải chăng, rẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác như Anh, Úc, Mỹ.

Nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị du học tại đất nước lá phong, thì chi phí du học là điều chắc chắn bạn sẽ quan tâm. Hãy tham khảo các thông tin hữu ích sau đây để biết chi tiết các loại chi phí cần thiết khi du học Canada nhé:

. Học phí ở Canada

Các trường ở Canada đều áp dụng mức học phí tuỳ theo chương trình học, cấp bậc, và trường ở thành phố lớn hay thị trấn nhỏ,… Các trường công lập sẽ mức học phí thấp hơn các trường tư thục.

Cụ thể, mức chi phí cho các cấp bậc học ở Canada như sau:

– Trung học phổ thông: khoảng từ 8,000 – 25,000CAD/ năm

– Cao đẳng: 10,000 – 17,000CAD/ năm

– Đại học: 13,000 – 30,000CAD/ năm

– Sau đại học: 11,000 – 30,000CAD/ năm

Canada là đất nước có mức học phí phải chăng, được đánh giá rẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác như Anh, Úc, Mỹ. Ngoài mức học phí kể trên, du học sinh còn phải chuẩn bị các phụ phí trong quá trình du học tại canada như như phí ghi danh, tiền mua sách vở,…

. Chi phí sinh hoạt ở Canada

Chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề được rất nhiều các bạn học sinh sinh viên quan tâm khi du học Canada. Thông thường, chi phí sinh hoạt của bạn sẽ thay đổi dựa trên nhu cầu chi tiêu và địa điểm sống của bạn. Ở các thành phố lớn, đa phần chi phí sinh hoạt sẽ đắt đỏ hơn so với các thành phố nhỏ. Theo thống kê chung, các bạn sẽ phải mất khoảng 10,000CAD/ năm cho chi phí sinh hoạt khu học tại Canada.

– Nhà ở: thường là khoản tốn kém nhất trong các khoản phải chi trong chi phí sinh hoạt của du học sinh.

. Ở ký túc xá của trường: khoảng 3,000 – 7,500CAD/ năm

. Ở homestay với người bản xứ: khoảng 4,800 – 9,600CAD/ năm

. Thuê nhà riêng: từ 8,00 – 14,000CAD/ năm

– Chi phí ăn uống, đi lại: chi phí ăn uống và đi lại của du học sinh sẽ từ khoảng 250 – 350CAD/ tháng. Mức giá này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu chi tiêu của bạn. Canada là đất nước có hệ thống giao thông công cộng vô cùng tiến bộ và thuận tiện cho việc di chuyển. Các bạn sinh viên có thể đi bus, đi tàu điện hoặc đi bộ, đi xe đẹp để tiết kiệm chi phí.

– Các chi phí khác: ngoài ra, còn một số chi phí khác có thể kể đến như tiền mua sách, giáo trình, du lịch,…Tuỳ vào nhu cầu và mức chi tiêu mà bạn hãy cân nhắc các chi phí trên cho phù hợp và tiết kiệm nhé!

. Chi phí làm hồ sơ Canada

Chi phí nộp đơn xét tuyển vào các trường Canada sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trường và quốc tịch của bạn. Ngoài học phí, thì phí làm hồ sơ xin visa Canada sẽ bao gồm:

– Phí khám sức khoẻ: 126USD

– Phí xin Study Permit: 150CAD

– Lý lịch tư pháp: 200,000VND

– Phí giám hộ: 200 – 1,000CAD (dành cho các bạn học sinh dưới 18 tuổi)

– Phí xét hồ sơ xin nhập học: 100CAD

– Phí dịch thuật các giấy tờ: 800,000VND

– Phí xin visa và sinh trắc học: 235CAD

Ngoài ra, sẽ còn phát sinh các chi phí khác như phí thi IETLS, vé máy bay,…

Để giảm bớt gánh nặng về chi phí khI du học Canada, bạn cần lên kế hoạch tài chính thật chi tiết cho hành trình du học tại Canada của mình. Sau đây là một số gợi ý để bạn có thể giảm bớt chi phí:

– Tìm kiếm học bổng: hầu hết các trường ở Canada đều có cung cấp các suất học bổng có giá trị từ 25 – 50%, và thậm chí nhiều trường còn cấp học bổng toàn phần cùng các hỗ trợ khác dành cho du học sinh. Tuy nhiên, để đạt được học bổng, bạn cần phải có trình độ học vấn kèm theo đáp ứng một số điều kiện đầu vào của trường.

– Đi làm thêm: ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm để trang trí chi phí nhà ở và sinh hoạt. Tuy nhiên, cần lưu ý là chính phủ Canada chỉ cho phép du học sinh quốc tế làm thêm tối đa là 20h/ tuần và fulltime trong kỳ nghỉ.

– Tham gia các chương trình thực tập hưởng lương: học tập tại Canada, bạn cũng có thể tham gia vào các chương trình thực tập hưởng lương co-op tuỳ theo chương trình học.

5. Sinh viên có được đi làm trong thời gian học không?

Sinh viên được phép làm thêm trong thời gian học tập tại Canada.

Nếu là sinh viên quốc tế học tại Canada, bạn cần tuân thủ các quy định về việc làm thêm của chính phủ nước này. Tất cả các sinh viên quốc tế khi đi làm đều phải có Study Permit và là sinh viên toàn thời gian. Sau đây là những hình thức làm việc dành cho sinh viên quốc tế trong thời gian học tập tại Canada:

. On-campus work

Sinh viên có thể làm việc ngay trong khuôn viên trường học của mình. Hình thức này được gọi là On-campus. Bạn sẽ không cần phải có Work Permit để có thể làm việc trong trường và không có giới hạn về số giờ cụ thể khi bạn làm việc tại trường, miễn là sinh viên toàn thời gian. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bạn phải tuân thủ các nội quy về số giờ làm việc của trường cũng như quy định về công việc mà trường đề ra.

. Off-campus work

Nếu là sinh viên toàn thời gian và có Study Permit hợp lệ, theo quy định bạn sẽ được phép làm việc 20h mỗi tuần trong cá khoá học toàn thời gian cũng như làm việc full-time đối với các kỳ nghỉ.

. Co-op Placement hoặc Internships

Chỉ những sinh viên đăng ký học chương trình học Co-op hay có yêu cầu xin thực tập mới được phép xin giấy phép làm việc Co-op hay giấy phép thực tập. Tuỳ theo chương trình học mà trường sẽ cấp cho bạn Work Permit ghi rõ thời gian làm việc/ thời gian học tập.

6. Cơ hội định cư sau tốt nghiệp cho sinh viên

Canada là đất nước có chính sách định cư rất cởi mở cho sinh viên quốc tế.

Canada là đất nước có chính sách định cư rất cởi mở cho sinh viên quốc tế. Sau khi hoàn thành khoá học, du học sinh quốc tế có thể ở lại Canada làm việc từ 8 tháng đến 3 năm tuỳ các chương trình việc làm. Ở các bang tỉnh của Canada có chính sách định cư riêng mà các bạn du học sinh nên nắm rõ, đặc biệt là các bạn có mong muốn định cư tại Canada.

. Những chương trình định cư ở Canada

Canada có rất nhiều chương trình khuyến khích sinh viên quốc tế có thể chuyển sang định cư lâu dài sau khi học xong. Sinh viên có thể được cấp Post-graduation Work Permit để được ở lại và làm việc tại Canada. Ngoài ra, còn có các chương trình khác như Provincial Nominee, Federal Economic Immigration,…

. Post-Graduation Work Permit

Post-Graduation Work Permit là giấy phép cho phép sinh viên tốt nghiệp được phép ở lại Canada làm việc. Giấy phép làm việc nhằm mục đích giúp sinh viên quốc tế tích luỹ kinh nghiệm làm việc và xa hơn là tìm cơ hội định cư lâu dài tại đây.  Post-Graduation Work Permit sẽ được cấp dựa vào độ dài thời gian học của bạn trước đó.

– Từ 8 tháng đến 2 năm: thời hạn giấy phép bằng thời hạn đào tạo

– Từ 2 năm trở lên: Work Permit có thời hạn là 3 năm

Sinh viên quốc tế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau để được cấp PGWP:

– Sinh viên phải ghi danh vào chương trình học toàn thời gian của các trường tại Canada

– Phải nộp đơn xin PGWP trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được xác nhận tốt nghiệp của trường

– Sinh viên quốc tế phải hoàn thành xong chương trình học

– Study Permit phải còn thời hạn khi nộp xin PGWP

DL Solutions là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn du học Canada, cung cấp thông tin về các chính sách du học và định cư Canada mới nhất và các cơ hội học bổng. Để tìm hiểu thêm thông tin về du học Canada, phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!.

 

Liên hệ
Du học Mỹ: điều kiện visa du học Mỹ 2022, chi phí, thông tin học bổng mới nhất

Mỹ từ lâu luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên quốc tế. Nổi tiếng là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị và khoa học kỹ thuật toàn cầu, Mỹ sỡ hữu nền giáo dục đẳng cấp cùng các trường đại học đứng đầu các bảng khảo sát về chất lượng giáo dục.

Vậy làm thế nào để du học Mỹ, chi phí ra sao, xin visa du học thế nào? Hãy cùng tham khảo các thông tin trên cùng DL Solutions để có cái nhìn rõ hơn về du học tại Mỹ.

1. Vì sao Mỹ luôn là điểm đến yêu thích của du học sinh?

Mỹ từ lâu luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh, sinh vên quốc tế.

Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ trở thành điểm đến lý tưởng cho sinh viên Việt Nam. Bởi du học Mỹ mang đến nhiều cơ hội học tập, trải nghiệm mà không phải ở đất nước nào cũng có được như:

. Chất lượng giảng dạy hàng đầu

Các trường đại học danh tiếng ở Mỹ là lý do chính khiến sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung chọn Mỹ là điểm đến du học. Theo bảng xếp hạng của The Times Higher Education năm 2020, Mỹ có 8 trường đứng trong top 10 trường đại học hàng đầu thế giới. Với nền giáo dục hàng đầu thế giới, bằng cấp của Mỹ được công nhận và trọng dụng trên toàn thế giới. Học tập ở Mỹ, ngoài việc được trao dồi kiến thức học thuật, học sinh, sinh viên còn được trao dồi các kỹ năng mềm, khả năng tiếng Anh,..

Với các kỹ năng và kiến thức học được, sinh viên được đào tạo tại Mỹ có lợi thế hơn rất nhiều so với các quốc gia khác khi cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy, du học tại Mỹ là một khoản đầu tư rất tốt cho tương lai.

. Đa dạng ngành học

Các trường Đại học tại Mỹ luôn đa dạng các ngành cho sinh viên có thể lựa chọn, tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Bạn sẽ không bị bó buộc vào hệ thống các môn học có sẵn mà được tự thiết kế chương trình học cho riêng mình. Ngoài ra, sinh viên còn có thể dễ dàng chuyển đổi ngành học để phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Các trường đại học tại Mỹ luôn sử dụng công nghệ tiên tiến trong giảng dạy và luôn tạo ra các phương pháp dạy học sinh động nhằm giúp việc học trở nên sinh động hơn, nhằm giúp sinh viên phát huy thế mạnh và mục tiêu của bản thân.

. Môi trường học đa văn hoá

Môi trường học ở Mỹ còn là cơ hội tuyệt vời để sinh viên có thể tiếp cận được với các môi trường học đa văn hoá khác nhau, bởi Mỹ là quốc gia nhập cư với nhiều bản sắc văn hoá khác nhau. Tính đa dạng về văn hoá mang đến sự phong phú về các loại hình giải trí và ẩm thực sẽ góp phần tạo nên môi trường học tập thú vị, sinh động cho các bạn sinh viên.

Ở môi trường đại học Mỹ, sinh viên không chỉ học kiến thức mà còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động ngoại khoá để nâng cao kỹ năng sống, giao lưu văn hoá với các du học sinh nước khác để đời sống du học sinh thêm phần thú vị.

. Nhiều học bổng và trợ cấp tài chính cho sinh viên quốc tế

Một trong những lý do khiến các sinh viên quốc tế chọn du học Mỹ là bởi vì có nguồn hỗ trợ tài chính và học bổng dồi dào. Tuỳ vào trình độ, năng lực và kỹ năng mà các bạn sinh viên có thể đạt được các phần học bổng có giá trị khác nhau.

. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Học tập trong môi trường giáo dục Mỹ, sinh viên không chỉ được học về lý thuyết mà các trường còn thường còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu để các sinh viên yêu thích cùng lĩnh vực có thể giao lưu học hỏi, phát triển kiến thức. Hơn nữa, sinh viên quốc tế còn có cơ hội làm việc trong các phòng ban giảng dạy của trường để tích luỹ kinh nghiệm.

Ngoài ra, các trường đại học ở Mỹ còn thường xuyên tổ chức các buổi hướng nghiệp, hội thảo giới thiệu việc làm cho sinh viên. Từ đó, sinh viên có thể tận dụng các cơ hội để áp dụng các kiến thức đã học vào môi trường làm việc chuyên nghiệp của các công ty đầu ngành, tạo nên nền tảng vững chắc cho con đường nghề nghiệp sau này.

2. Du học Mỹ có đắt đỏ không?

Du học Mỹ sẽ không đắt đỏ nếu biết cách chọn trường và ngành học phù hợp với tài chính cá nhân; và tiết kiệm chi tiêu.

So với các quốc gia khác, mức học phí, sinh hoạt ở Mỹ luôn là mức đắt đỏ. Chính vì thế, các thông tin liên quan tới du học Mỹ đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên khi lựa chọn du học Mỹ. Vậy hãy cùng DL Solutions tìm hiểu xem có các loại chi phí nào bạn cần phải trả trong quá trình du học tại Mỹ nhé:

. Học phí

Tại Mỹ, hệ thống sẽ chia thành 2 loại là trường công lập và trường tư thục. Tuỳ vào chương trình học, bậc học mà mức học phí sẽ khác nhau. Nhìn chung, các trường tư thục của Mỹ sẽ có mức học phí đắt hơn so với trường công lập, và trường tư nào càng nổi tiếng thì mức học phí sẽ càng đắt.

Theo đó, mức học phí trung bình cho các bậc học tại Mỹ như sau:

– Chương trình tiếng Anh: từ 3000 – 3500USD/ tháng

– Trung học phổ thông: từ 20,000 – 50,000USD/ năm

– Cao đẳng cộng đồng: 7000 – 12,000USD/ năm

– Cử nhân: dao động khoảng 12,000 – 50,000USD/ năm

– Thạc sỹ: dao động khoảng 15,000 – 35,000USD/ năm

Mức học phí trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi con số cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào trường bạn chọn, bậc học, ngành học,…

. Nhà ở

Bên cạnh chi phí học tập thì chi phí nhà ở cũng là vấn đề được rất nhiều các bạn du học sinh quan tâm bởi nhà ở Mỹ thường rất đắt đỏ.

Ở Mỹ, có 3 hình thức nhà ở cho bạn lựa chọn: ký túc xá, nhà dân (homestay), và thuê nhà riêng.

– Ký túc xá

Ký túc xá thường là hình thức được lựa chọn nhiều nhất, thuận tiện cho các bạn di chuyển trong khuôn viên trường. Giá cả sẽ dao động và phụ thuộc vào việc bạn ở đơn hay ở ghép với bạn bè. Tuy nhiên, mức phí ở ký túc xá tuy không rẻ, dao động từ 12,000 – 20,000USD/ năm. Sinh sống tại ký túc xá, bạn sẽ được trang bị các tiện ích đầy đủ, bao gồm tiền cà tiền ăn.

Môi trường ký túc xá sẽ cho phép các bạn học sinh, sinh viên có cơ hội kết nối, giao lưu với nhiều sinh viên khác. Đồng thời, bạn cũng sẽ tăng khả năng giao tiếp và tự tin hơn. Ngoài ra, ở ký túc xá còn có một thuận lợi là việc di chuyển đến trường nhanh chóng, sẽ giảm chi phí đáng kể cho bạn.

– Ở homestay

Thông thường, chỉ có các trường ở bậc trung học phổ thông hoặc một số trường bậc đại học mới cung cấp hình thức ở cùng gia đình bản xứ Mỹ. Chi phí ở homestay với dân bản xứ Mỹ sẽ dao động từ 12,000 – 20,000USD/ năm tuỳ khu vực. Chi phí này sẽ bao gồm chi phí thuê nhà và chi phí cho bữa ăn hàng ngày.

Ở homestay, bạn có thể có cơ hội trái nghiệm và tiếp thu văn hoá Mỹ. Ngoài ra, ở cùng dân bản xứ cũng là cơ hội để bạn trau dồi tiếng Anh rất tốt.

– Thuê căn hộ riêng

Thuê căn hộ riêng cũng là một hình thức phổ biến của các bạn du học sinh. Nếu bạn yêu thích tự do, muốn có không gian yên tĩnh một mình thì thuê căn hộ riêng là hình thức phù hợp. Chi phí để thuê căn hộ ở Mỹ sẽ tuỳ vào mức sống ở các thành phố, nơi ở,…và dao động trong khoảng từ 400 – 1000USD/ tháng. Ở các thành phố lớn thì các căn hộ cho thuê sẽ càng đắt đỏ.

Thông tin về việc thuê nhà có rất nhiều trên các hội, nhóm du học sinh Mỹ. Bạn cũng có thể tìm sự giúp đỡ của các anh chị đi trước hoặc các thầy cô giáo trong việc tìm chọn căn nhà phù hợp. Tuy nhiên, việc ở một mình sẽ phát sinh nhiều chi phí. Vì thế, hãy tìm bạn bè có thể chia sẻ căn hộ với bạn hoặc sắp xếp chi tiêu một cách hiệu quả để tiết kiệm nhất có thể.

. Sinh hoạt phí

Một số phí sinh hoạt thường ngày mà bạn phải chi trả trong quá trình du học Mỹ sẽ bao gồm: tiền ăn uống, đi lại vui chơi giải trí, du lịch,…Tuỳ vào sở thích và nhu cầu cá nhân mà chi phí sinh hoạt có thể thấp hoặc cao.

– Ăn uống: chi phí ăn uống thường sẽ dao động từ 300 – 500USD/ tháng nếu bạn thuê trọ ngoài. Trong trường hợp bạn ở ký túc xá hoặc ở cùng gia đình người bản xứ, thì chi phí này đã bao gồm trong tiền nhà.

– Di chuyển: mỗi bang tại mỹ đều có hệ thống phương tiện giao thông công cộng rất thuận tiện và giá rẻ, phù hợp với du học sinh. Trong đó, tàu điện ngầm và xe buýt là hai phương tiện phổ biến được nhiều du học sinh chọn lựa.

– Internet, điện thoại, điện,…: nếu ở ký túc xá hoặc homestay thì hầu như chi phí này đã được tính trong tiền thuê. Còn nếu bạn ở căn hộ, thì chi phí cho các loại dịch vụ trên sẽ dao động từ 20 – 60USD/ tháng.

– Các khoản phí khác: ngoài ra, còn một số chi phí khác có thể kể đến như tiền mua sách, giáo trình, du lịch,…Tuỳ vào nhu cầu và mức chi tiêu mà bạn hãy cân nhắc các chi phí trên cho phù hợp và tiết kiệm nhé!

. Làm thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí khi du học Mỹ?

Trên đây là các chi phí cơ bản cho một học sinh, sinh viên trong quá trình du học tại Mỹ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiết kiệm chi phí với những bí quyết sau đây:

– Săn học bổng: hầu hết các trường ở Mỹ đều có cung cấp các suất học bổng có giá trị từ 25 – 50%, và thậm chí nhiều trường còn cấp học bổng toàn phần cùng các hỗ trợ khác dành cho du học sinh. Tuy nhiên, để đạt được học bổng, bạn cần phải có trình độ học vấn kèm theo đáp ứng một số điều kiện đầu vào của trường.

– Lựa chọn trường học phù hợp với kế hoạch tài chính: hãy lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Không nhất thiết bạn phải chọn trường có ranking thật cao, bởi vì trường ranking càng cao và ở khu trung tâm thì lúc nào cũng rất đắt đỏ. Đây là một trong những cách tiết kiệm chi phí du học hiệu quả.

– Tham gia các chương trình thực tập hưởng lương: học tập tại Mỹ, bạn cũng có thể tham gia vào các chương trình thực tập hưởng lương tuỳ theo chương trình học.

– Tìm các công việc làm thêm: ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm để trang trí chi phí nhà ở và sinh hoạt. Tuy nhiên, cần lưu ý là chính phủ Mỹ không cho phép du học sinh quốc tế làm thêm ở ngoài mà chĩ được làm thêm trong khuôn viên trường. Thời gian quy định tối đa là 20h/ tuần và fulltime trong kỳ nghỉ.

– Nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí: khi bạn thuê trọ, thay vì tốn tiền vào các hàng quán thì có thể mua đồ và tự nấu ăn ở nhà để tiết kiệm hơn.

– Sử dụng các phương tiện công cộng: hệ thống giao thông cộng cộng ở Mỹ rất phát triển và luôn có những chính sách ưu đãi dành cho du học sinh. Du học sinh sẽ được giảm giá tàu điện, xe bus khi có thẻ sinh viên.

Vì vậy, du học Mỹ có đắt đỏ hay không? Câu trả lời là không vì nếu biết cách chọn trường và ngành học phù hợp với tài chính cá nhân; và tiết kiệm chi tiêu trong lúc du học thì du học Mỹ thật sự không hề đắt như nhiều người vẫn nghĩ.

3. Điều kiện để có tấm vé du học Mỹ

Điều kiện để xin visa du học Mỹ.

Mỹ là quốc gia rất thoải mái về việc học và không giới hạn độ tuổi đi học của du học sinh quốc tế, miễn là bạn có đủ điều kiện để theo học chương trình mình mong muốn. Hãy cùng DL Solutions tham khảo những điều kiện để có tấm vé du học Mỹ để giúp bạn có thể chuẩn bị hành trang du học Mỹ kỹ càng hơn nhé.

. Trình độ tiếng Anh

Trình độ tiếng Anh là điều kiện bắt buộc mà bạn cần đáp ứng khi du học Mỹ để có thể bắt kịp chương trình học, cũng như hoà nhập với môi trường sống tại đất nước này. Mỗi trường ở Mỹ đều có quy chuẩn về trình độ tiếng Anh đầu vào riêng.

Về trình độ tiếng Anh, bạn phải đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường như sau:

– Chương trình Trung học phổ thông: với một số trường THPT tại Mỹ thì học sinh có thể không cần nộp chứng chỉ IELTS/ TOEFL nhưng đa số vẫn là điều kiện bắt buộc. Hoặc các bạn THPT chỉ cần vượt qua bài thi SLEP với mức điểm trên 45.

– Bậc Cao đẳng: ở các trường cao đẳng, sinh viên được yêu cầu phải đạt tối đa IELTS 4.5 đến 5.5, TOEFL iBT > 61.

– Bậc Đại học và Cao học: với hai bậc học này thì mức yêu cầu về trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 – 6.5, TOEFL iBT > 90.

Bên cạnh đó, tuỳ theo yêu cầu của trường và khoá học của bạn mà còn có yêu cầu về chứng chỉ khác như SAT, GRE, ACT, và GMAT.

. Điều kiện về trình độ học vấn

Ở mỗi bậc học, các trường và chương trình đào tạo khác nhau đều yêu cầu các mức điểm GPA đầu vào khác nhau. Do đó, bạn phải nắm rõ các yêu cầu của trường để lên kế hoạch chuẩn bị tốt nhất .

Thông thường, điều kiện du học Mỹ là các bạn phải đạt điểm GPA từ trung bình trở lên (>6.5) để được cấp thư nhập học và có thể theo kịp chương trình học. Ở mức THPT, thì điểm GPA > 8 là điểm số tốt để bạn có thể nhập học ở bất cứ trường nào.

Đối với bậc đại học hay cao học, thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện GPA của trường và các bài thi chuẩn hoá như GRE, SAT I, SAT II,…

. Điều kiện tài chính

Một điều kiện rất quan trọng trong việc du học Mỹ, đó là điều kiện về tài chính. Mỹ có yêu cầu về việc chứng mình tài chính cho việc đi học rất khắt khe. Khi bắt đầu có dự định đi học ở Mỹ, bạn cần có kế hoạch chi tiết về việc chi phí cho toàn bộ quá trình học tập tại Mỹ như học phí, phí sinh hoạt, ăn uống, đi lại, nhà ở,…

Tuỳ vào mức học phí của từng trường mà bạn đăng ký thì yêu cầu về tài chính sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các trường đều yêu cầu mức dư tài khoản trong ngân hàng của gia đình phải lớn hơn học phí và sinh hoạt phí từ 1 đến 2 năm học tại Mỹ. Đây là yêu cầu bắt buộc để trường có thể tin được khả năng chi trả của bạn.

4. Quy trình chuẩn bị hồ sơ và xin visa du học Mỹ

Thủ tục xin visa du học Mỹ sẽ không khó nếu chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Nếu có dự định du học tại Mỹ, bạn phải có thị thực du học. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình chuẩn bị hồ sơ và xin visa du học mỹ, bài viết này DL Solutions sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn.

. Các hồ sơ cần thiết để du học Mỹ

Hồ sơ du học Mỹ càng đầy đủ và chính xác thì bạn sẽ càng có cơ hội đạt được visa càng cao. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau mà hồ sơ của bạn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hồ sơ của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

Hồ sơ giấy tờ được yêu cầu bởi Lãnh sự quán:

– Paspport gốc còn hiệu lực trên 6 tháng.

– Bản gốc Thư nhập học (I-20 hoặc DS-2019) được cấp bởi trường bên Mỹ có chữ ký của người cấp thư và của học sinh.

– Giấy xác nhận lịch hẹn phỏng vấn

– Biên lai đóng phí an ninh SEVI

– Giấy xác nhận đã hoàn thành đơn DS-160

– 1 tấm hình 5×5 kẹp bên góc trái tờ DS-160, nền trắng, thấy rõ hai tai, không đeo kính, ăn mặc gọn gàng, lịch sự và được chụp không quá 6 tháng.

Hồ sơ thân nhân và học vấn:

– Giấy khai sinh bản gốc

– CMND hoặc CCCD

– Sổ hộ khẩu

– Passport của cha/ mẹ (trong trường hợp học sinh dưới 17 tuổi và đi phỏng vấn chung với cha mẹ)

– Học bạ/ bảng điểm của tất cả các cấp học tính đến hiện tại

– Bằng tốt nghiệp của cấp học trước đó

– Chứng chỉ tiếng Anh (IETLS, TOEFL, PTE,…)

– Giấy khen, bằng cấp, các chứng chỉ khác (nếu có)

– Các chứng chỉ chuẩn hoá (SAT/ ACT, GMAT/ GRE,…)

Hồ sơ tài chính:

– Sổ tiết kiệm/ Giấy xác nhận số dư ngân hàng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bất động sản đang sở hữu

– Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu gia đình đang kinh doanh) hoặc Hợp đồng lao động (nếu người bảo trợ là nhân viên)

– Các giấy tờ đóng thuế cho hoạt động kinh doanh hoặc thuế thu nhập cá nhân

– Các hợp đồng kinh tế (cho thuê nhà/ đất), hợp đồng góp vốn,…

– Các nguồn tài chính khác (có thể thể hiện trên giấy tờ)

. Thủ tục và các bước xin visa du học Mỹ

Nhìn chung các bạn sẽ phải trải qua quá trình xin visa du học Mỹ bao gồm 5 bước sau đây:

– Xin thư mời nhập học

Hãy tìm hiểu và chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân để tăng tính thuyết phục khi xin phỏng vấn xin visa. Sau đó, liên hệ với bộ phận tuyển sinh của trường và nộp đơn xin nhập học. Lưu ý là trường bạn chọn phải nằm trong danh sách các chương trình du học và trao đổi sinh viên đã được SEVP xác nhận.

– Thanh toán phí SEVIS

Để được xét duyệt thư mời nhập học (form I-20) từ trường, bạn phải đóng lệ phí SEVIS. Phí SEVIS là phí do hệ thống của Bộ An Ninh Quốc Phòng Mỹ quy định để theo dõi và giám sát, có thể tiếp cận chính xác về hành vi và quá trình sinh sống tại Mỹ của sinh viên. Phí SEVIS phải được đóng ít nhất 3 ngày trước khi nộp hồ sơ xin thị thực Mỹ, và lấy biên lai để đủ điều kiện nộp đơn xin visa.

Để đóng phí, bạn sẽ phải nộp biểu mẫu trực tuyến hoặc trên giấy, có thể lấy từ trnang web SEVP của Cơ quan di trú và Thực thi Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Hãy nhập các thông tin chính xác như trên mẫu I-20.

Phí SEVIS là loại phí bắt buộc và sẽ không được hoàn lại. Lệ phí SEVIS cho mẫu đơn I-20 hiện tại là 350USD.

– Hoàn thành hồ sơ xin visa du học Mỹ

Sau khi đóng lệ phí SEVIS, bạn phải điền đơn xin visa online bằng tiếng Anh (form DS-160). Hãy chuẩn bị kỹ các thông tin cần thiết khi điền đơn, vì các thông tin bạn cung cấp phải đảm bảo tính trung thực và chính xác.

Sau khi hoàn thành mẫu đơn, bạn sẽ phải ký điện tử vào đơn DS-160 bằng cách nhấp vào nút “Ký đơn đăng ký” ở cuối trang. Sau khi đơn được tải lên, bạn sẽ nhận được thư xác nhận cùng với mã vạch, số mã vạch và số ID để in ra. Trang xác nhận này là yêu cầu bắt buộc cho việc phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ.

– Đóng lệ phí xin visa & đặt lịch hẹn phỏng vấn

Lệ phí xin visa du học Mỹ (MRV) hiện tại là 160USD. Bạn hãy đọc kỹ các phương thức thanh toán lệ phí có sẵn trên trang web của ĐSQ. Sau khi đóng xong lệ phí, nhớ lưu lại số phí MRV của mình để dùng khi đi phỏng vấn xin visa.

Bước tiếp theo đó là đặt lịch hẹn phỏng vấn với Đại Sứ Quán. Bạn có thể truy cập website hoặc gọi điện đến Đại sứ quán/ Lãnh sự quan Hoa Kỳ gần nhất để đặt lịch hẹn. Cần lưu ý chuẩn bị các thông tin sau khi đặt lịch hẹn phỏng vấn:

. Số passport

. Số biên nhận từ Giấy biên nhận đóng phí SEVIS

. Sổ mã vạch gồm 10 chữ số từ trang xác nhận DS-160

Khi bạn chọn xong ngày giờ phỏng vấn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn. Hãy in thư mời ra và mang đến buổi phỏng vấn.

. Phỏng vấn xin visa

Tiếp theo là phần quan trọng trong quy trình xin visa du học Mỹ, sắp xếp tham dự phỏng vấn xin visa tại ĐSQ. Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ ở trên và chia thành từng loại riêng biệt để dễ dàng trình bày trong quá trình phỏng vấn.

Trong quá trình phỏng vấn xin visa, bạn cần phải trả lời các câu hỏi của viên chức Lãnh sự một cách chính xác, trung thực và đầy đủ, rõ ràng. Tránh việc nói dài dòng, lan man sẽ làm viên chức Lãnh sự nghi ngờ về ý định thực sự khi đi học của bạn.

. Nhận kết quả xin visa

Không giống với các quy trình xin visa du học ở các nước khác, bạn sẽ được ngay thông báo về kết quả sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

Trong trường hợp bạn bị từ chối visa, thì viên chức Lãnh sự sẽ trả lại bạn toàn bộ các giấy tờ và hộ chiếu. Đối với trường hợp được cấp visa, thị hộ chiếu của bạn sẽ được giữ lại để trả visa cho bạn qua đường bưu điện sau 3-4 ngày làm việc.

5. Cơ hội việc làm tại Mỹ sau khi tốt nghiệp

Cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tìm việc sau khi tốt nghiệp tại Mỹ.

Mỹ trong mắt các du học sinh quốc tế luôn là “thiên đường” cho việc học tập và sinh sống lâu dài. Vì thế, hầu hết các bạn trẻ đều muốn có cơ hội ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp để tìm cho mình một công việc với chế độ đãi ngộ cao. Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia có chính sách nhập cư riêng và rất khắt khe đối với sinh viên. Vậy sinh viên có cơ hội nào để được định cư tại Mỹ sau khi tốt nghiệp không?

. Có thể định cư tại Mỹ sau khi tốt nghiệp không?

Về mặt luật pháp, các du học sinh quốc tế sẽ không thể ở lại Mỹ làm việc sau khi tốt nghiệp. Sau khi hoàn tất khoá học, du học sinh có quyền lưu trú thêm 60 ngày tại Mỹ. Vì vậy, bạn cần phải xin chuyển sang visa lao động hoặc ghi danh vào một trường đại học khác. Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời khỏi nước Mỹ.

. Kinh nghiệm tìm việc sau khi tốt nghiệp tại Mỹ

Thực tế, đa số các công ty tại Mỹ đều ưu tiên lao động bản địa hơn là du học sinh quốc tế. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều các công ty chấp nhận sinh viên quốc tế. Để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại Mỹ, bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể như sau:

. Lập kế hoạch chi tiết

Đừg đợi đến khi đã tốt nghiệp bạn mới bắt đầu đi xin việc làm. Khi còn ngồi trên giảng đường, hãy chủ động tìm kiếm các cơ hội thực tập, việc làm để nâng cao khả năng và chuẩn bị cho mình một kế hoạch dài hơi hơn về việc ở lại Mỹ làm việc.

. Sử dụng tài nguyên từ trường học

Đa số các trường học ở Mỹ đều hỗ trợ hướng nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là các du học sinh quốc tế. Hãy tận dụng và kết nối để được hướng dẫn về hoàn cảnh và mục tiêu của bạn. Tích cực tham gia các buổi giao lưu, hướng nghiệp để xây dựng mối quan hệ với nhà tuyển dụng. Nếu gây được ấn tượng, biết đâu bạn sẽ có những lời mời phỏng vấn ngay sau khi tốt nghiệp.

. Xây dựng mối quan hệ

Cách tốt nhất để tìm kiếm một công việc là thông qua việc kết nối và các mối quan hệ. Hãy tận dụng lợi thê của sinh viên để kết nối với các cựu sin viên đi trước và xây dựng mối quan hệ với họ, thậm chí là với các giáo sư ở trường và hội phụ huynh. Cơ hội việc làm sẽ luôn đến vào lúc bạn ít bất ngờ nhất.

. Tận dụng thời gian hữu ích

Với sinh viên quốc tế, bạn sẽ chỉ có 60 ngày sau khi tốt nghiệp để có thể đăng ký chương trình OPT để có được việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc đăng ký ghi danh vào một chương trình cao đẳng/ đại học khác để học thêm. Hoặc bạn có thể ở lại Mỹ làm việc nếu co công ty tài trợ cho bạn thị thực không nhập cư loại H-1B. Vì vậy nên hãy tận dụng tối đa thời gian để tìm kiếm các cơ hội việc làm để có được tấm vé ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.

. Tạo hồ sơ xuất sắc

Ngoài việc tích cực xây dựng mối quan hệ, hãy để nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm bạn bằng cách cập nhật các thành tích và kinh nghiệm làm việc làm việc của bạn trên các trang mạng xã hội. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội tìm được việc làm nhanh chóng.

Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn du học, DL Solutions với đội ngũ chuyên nghiệp luôn hỗ trợ các bạn học sinh sinh viên nhiệt tình, nhanh chóng và hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin về du học Mỹ và các cơ hội để biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

 

Liên hệ
Những Điều Bạn Cần Biết Về Du Lịch châu Âu

Mang trong mình vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, châu Âu là điểm đến lý tưởng của các tín đồ xê dịch với những công trình lịch sử, kiến trúc độc đáo, văn hoá trù phú cùng nền ẩm thực đỉnh cao. Những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch các nước thuộc châu Âu ngày càng tăng. Và cùng với chính sách cởi mở hơn về visa, khả năng ngoại ngữ, giấc mơ du lịch châu Âu không còn là quá xa.

Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ du lịch châu Âu thì DL Solutions sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm du lịch châu Âu để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chuyến đi của mình sắp tới nhé!

Châu Âu là điểm đến lý tưởng của các tín đồ thích du lịch 

1. Tổng quan về du lịch châu Âu

. Sơ lược về châu Âu

Châu Âu là một bán đảo thuộc lục địa Á Âu và có diện tích 10.180.000km2. Nơi đây có các bán đảo lớn là Scanadivia, Itily, Balkan…Châu Âu có nhiều đảo ngoài khơi và nổi bật nhất là đảo Iceland, đảo Sardinia. Bờ biển châu Âu dài 43.000km và tạo thành nhiều bán đảo, vùng vịnh.

Đến với châu Âu, bạn sẽ được khám phá nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Có thể kể đến như tháp Eiffel, sông Seine, bảo tàng Lourve, tháp nghiêng Pisa, đấu trường La Mã,…Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm những phút giây đắm mình trong các lễ hội nổi tiếng như lễ hội Phục sinh, lễ hội Bia,…

. Vị trí địa lý

Phía Bắc châu Âu giáp với Bắc Băng Dương với điểm cực Bắc nằm ở Na Uy

Phía Tây giáp với Đại Tây Dương với điểm cực Tây nằm ở Bồ Đào Nha

Phía Nam giáp với Địa Trung Hải và biển Đen với điểm cực Nam nằm ở Punta de Tarifa gần với eo Gibraltar

Riêng phía Đông có điểm cực Đông nằm ở dãy Urai

. Khí hậu

Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới, chỉ một diện tích nhỏ ở phía Bắc có khí hậu Hàn đới và phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

Các nước ở vùng ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu như Na Uy, Ireland, Anh, Pháp,..có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Mưa quanh năm và lượng sương mù nhiều và dày đặc. Các nước Bắc Âu ở phía Đông như Phần Lan, Thuỵ Điển có mùa đông tuyết rơi dày và mùa hè mát mẻ

Các nước Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía Nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hè nóng hơn.

Ở các nước Nam Âu, thời tiết mùa đông không lạnh lắm và có mưa. Mùa hè nóng và khô.

. Văn hoá

Nền văn hoá lâu đời của châu Âu chính là yếu tố khiến du lịch châu Âu trở nên thu hút và hấp dẫn dành cho những ai yêu thích du lịch và khám phá. Châu Âu với bề dày lịch sử với nhiều thăng trầm và biến cố xứng đáng là văn minh của thế giới cận đại.

Khi nhắc đến châu Âu, hẳn ai ai cũng khó lòng bỏ qua các bảo tàng, bởi bảo tàng là nơi bạn có thể khám phá về lịch sử, tìm hiểu về văn hoá của các nước châu Âu tường tận nhất. Đi du lịch châu Âu, bạn sẽ bắt gặp hàng trăm bảo tàng lớn nhỏ khác nhau và ở châu Âu có hơn 15.000 bảo tàng để bạn tha hồ khám phá, thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan mỗi năm.

Một điểm hấp dẫn cho khách du lịch chính là các cung điện và thánh đường của châu Âu. Hẳn ai cũng đã từng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguy nga tráng lệ và cổ kính cuủa các toà lâu đài ở châu Âu. Từ cung điện Buckingham (Anh), điện Kremlin (Nga), điện Élysée (Pháp),…Và đặc biệt không kém các cung điện chính là các thánh đường nguy nga, tráng lệ. Các nhà thờ ở châu Âu với các kiểu kiến trúc Gothic, Baroque,…luôn làm say đắm du khách: nhà thờ Đức Bà (Paris), nhà thờ Dom Cologne (Đức), nhà thờ Fatima (Bồ Đào Nha),..

Châu Âu vốn là vùng đất có kiến trúc đồ sộ, hình thành từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, mang đặc trưng của các thời kỳ lịch sử như kiếm trúc La Mã cổ đại, kiến trúc Roman, kiến trúc Gothique, Phục Hưng,…  trở thành những khuôn mẫu mang giá trị hàng nghìn năm và là văn hoá cho toàn nhân loại.

Nhắc đến châu Âu, không thể không nhắc đến mỹ thuật và âm nhạc. Các trường phái mỹ thuật châu Âu với những nghệ sĩ tên tuổi, những tác phẩm để danh với các thể loại như tranh sơn dầu, tranh tường,..đều sống mãi trong trái tim nghệ thuật của loài người. Âm nhạc cũng là khía cạnh văn hoá rất đặc trưng của châu Âu. Đến với châu Âu, bất kỳ lúc nào du khách cũng có thể nhìn thấy các ban nhạc đường phố biểu diễn. Châu Âu vì tình yêu với âm nhạc mà có những nhạc sĩ thiên tài như Mozart, Bethoven, Bach,..

2. Xin visa du lịch châu Âu

Visa Schengen cho phép bạn di chuyển tự do trong 26 nước trong khối liên minh châu Âu

. Xin visa Schengen du lịch châu Âu

“Hiệp ước Schengen” do một số nước châu Âu ký kết (bao gồm 26 nước) và quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với du khách nước ngoài, bạn chỉ cần xin visa du lịch Schengen của một trong các nước châu Âu là có thể tự do đi lại trong toàn bộ khu vực châu Âu.

Visa Schengen cho phép bạn di chuyển tự do trong 26 nước trong khối liên minh châu Âu, bao gồm: Ba lan, Séc, Hungary, Đan Mạch, Slovakia, Slovenia, Estonia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Hi Lạp, Thuỵ Sỹ, Liechtenstein.

. Hồ sơ xin visa du lịch châu Âu

Đối với hồ sơ xin visa châu Âu, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:

– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng

– 2 ảnh 4×6 chụp gần nhất không quá 6 tháng, sử dụng phông nền trắng, không đội mũ, đeo kính, thấy rõ mặt và tai

– 1 bản sao công chứng GIấy khai sinh và Hộ khẩu

– 1 bộ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương

– Mẫu đơn xin thị thực Schengen

– 1 bản sao công chứng hôn thú (nếu đã lập gia đình)

– 1 bản sao công chứng CMND/ CCCD

– 1 bản sao hợp đồng lao động có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác

. Chứng minh về tài chính:

– Sao kê ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (số dư 10,000USD)

– Các giấy tờ liên quan như giấy tờ nhà, đất, xe hơi (nếu có)

. Chứng minh về công việc:

– Đối với chủ doanh nghiệp: bản sao Giấy phép kinh doanh, xác nhận nộp thuế công ty trong 3 tháng gần nhất

– Đối với nhân viên của công ty/ doanh nghiệp: hợp đồng lao động và sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất

. Lịch trình du lịch chi tiết tại Úc

– Xác nhận vé máy bay và đặt phòng khách sạn tại châu Âu

– Lịch trình chi tiết chuyến đi

– Chứng nhận bảo hiểm du lịch quốc tế (nếu có)

. Đặt lịch hẹn và nộp xin visa châu Âu

Sau khi chuẩn bị hết các giấy tờ trên, bước tiếp theo là đặt lịch hẹn và nộp hồ sơ xin visa du lịch châu Âu:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ theo trường hợp của bạn (bao gồm đầy đủ các giấy tờ như trên).

Bước 2: Nộp hồ sơ online

Tạo tài khoản tại trang web https://www.vfsglobal.com/en/individuals/index.html. Điền đầy đủ thông tin và đặt lịch hẹn qua website.

Bước 3: Người xin visa cần đến LSQ để nộp hồ sơ và lệ phí theo lịch hẹn. Bạn sẽ được lấy sinh trắc vân tay.

Bước 4: Đợi nhận kết quả visa gửi về, thường là từ 7-15 ngày sau khi nộp hồ sơ theo lịch hẹn.

. Chi phí xin visa du lịch châu Âu

Chi phí làm visa Schengen khoảng 60 EUR (1.500.000 triệu tiền Việt), bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt và lưu ý là lệ phí xin visa sẽ không được hoàn trả kể cả bạn visa không thành công.

3. Thời điểm nào là thích hợp để du lịch châu Âu

Mỗi quốc gia ở châu Âu là mỗi viên ngọc quý vì đều có nét thơ mộng và thú vị riêng

Mỗi quốc gia ở châu Âu là mỗi viên ngọc quý vì đều có nét thơ mộng và thú vị riêng. Vì thế bạn có thể lên lịch trình cho chuyến đi châu Âu tuỳ vào sở thích và thời gian mà mình rảnh.

Mùa xuân ở châu Âu bắt đầu từ khoảng tháng 2 đến tháng 4. Vào thời gian này bạn có thể lựa chọn đến các nước phía Nam và Tây Âu như Đức, Pháp, Hà Lan để có thể chiêm ngưỡng những con đường hoa anh đào, cánh đồng hoa tulip rực rỡ.

Mùa hè ở châu Âu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 và là mùa cao điểm du lịch châu Âu. Thời tiết châu Âu lúc này mát mẻ, đêm ngắn, ngày dài nên bạn sẽ có nhiều thời gian để tham quan và vui chơi ngoài trời. Đến châu Âu vào mùa này, bạn có thể được trải nghiệm tắm biển, phơi nắng và tham gia các hoạt động lễ hội mùa hè ở Hy Lạp, Thuỵ Sỹ, Ý,…

Mùa thu là được coi là mùa lãng mạn nhất ở châu Âu. Tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm cả châu Âu khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ của mùa cây thay lá. Châu Âu lúc này với những con đường ngập nắng vàng, lá vàng chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn. Hãy đến các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan hay Pháp, Đức, Áo để chiêm ngưỡng châu Âu vào thu nhé.

Mùa đông ở châu Âu là mùa của lễ hội và tiệc tùng và thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Thời tiết mùa đông ở châu Âu sẽ khá lạnh, và có tuyết rơi dày. Đây là thời điểm bạn có thể đến châu Âu để đón không khí giáng sinh tràn ngập các con phố, và chuẩn bị cho năm mới rộn ràng, nhộn nhịp. Nếu muốn đến châu Âu du lịch mùa này, bạn hãy đến Lapland (Phần Lan) – quê hương của ông già Noel để ngắm phong cảnh giáng sinh và hiện tượng cực quang đầy thú vị ở nơi này.

4. Nên đến quốc gia nào khi đi du lịch châu Âu

Châu Âu với nền văn hoá độc đáo

Pháp được biết đến là đất nước lãng mạn, cổ kính với các kiến trúc kiểu cũ và các quán cafe nhỏ mang phong cách vintage. Đến với nước Pháp, đừng quên bỏ qua Paris – thủ đô hoa lệ của nước Pháp, nơi có tháp Eiffel xinh đẹp. Bạn còn có thể tham Champ Élysée (đại lộ thiên đàng) – đại lộ đẹp nhất thế giới với với nhiều cửa hàng sang trọng bậc nhất Paris; Khải Hoàn Môn – nơi có nhiều sự kiện lịch sử được tổ chức và các công trình điêu khác tuyệt đẹp; bảo tàng Lourve – nơi lưu trữ hàng trăm tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Và cuối cùng đừng quên thưởng thức món bánh Croissant lừng danh và nổi tiếng ở Pháp nhé.

. Ý

Đến với nước Ý, bạn sẽ được ghé thăm Venice – thành phố lãng mạn nhất châu Âu và nổi tiếng với lễ hội hoá trang. Nơi thả mình thư giãn trên lúc ngồi thuyền xuôi theo các dòng kênh của thành phố này, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Ở Venice, bạn có thể đến tham quan quảng trường San Marco – một trong 3 quảng trường mà người dân gọi là pizza, và còn được ví là “đại sảnh đẹp nhất châu Âu”. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến tham quan câu Than Thở (Ponte de Sospiri) – cây cầu nằm giữa dih tổng trấn và là nhà giam cũ của thành phố. Cây cầu được làm bằng đá vôi và hiện lên giữa dòng sông xanh sẽ giúp bạn có những phút giây thư thái và cảm thấy yên bình hơn.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Rome. Đây là thành phố với lịch sử hào hùng của châu Âu với rất nhiều biểu tượng kiến trúc đặc sắc. Ở Rome, bạn có thể đến thăm đấu trường La Mã cổ đại Colloseum hay di tích khảo cổ tại Roman Forum, toà thánh Vatican, nhà thờ thánh Peter,..

Ngoài Venice và Rome, bạn cũng có thể đến Milan – kinh đô thời trang của nước Ý để tham quan cầu Chapel, tượng sư tử hay ngắm cảnh bên dòng sông Reuss thơ mộng; hoặc bạn cũng có thể ghé Pisa để tham quan công trình đặc sắc tháp nghiêng Pisa – biểu tượng đặc trưng của nước Ý.

. Bỉ

Vương quốc Bỉ, xứ sở Chocolate ngọt ngào và là trái tim của châu Âu. Thủ đô Brussels sẽ làm bạn choáng ngợp với kiến trúc Gothic tráng lệ, các địa điểm du lịch thú vị như bảo tàng Atonium, chùa Trung Hoa, tượng chú bé đứng tè Mannequin Pis, tháp Nhật Bản hay quảng trường Grand Palace,…

. Hà Lan

Đi du lịch châu Âu, sẽ là rất thiếu sót khi không đến Hà Lan thanh bình. Vẻ đẹp 4 mùa ở đất nước này luôn làm du khách xao xuyến và choáng ngợp, mùa đông tưng bừng với các lễ hội, mùa xuân muôn hoa đua nở, mùa hạ thì ấm áp, còn mùa thu lãng mạn trong sắc lá vàng giữa nắng vàng. Tới Hà Lan, hãy ghé thăm thủ đô Amsterdam, nơi đây bạn có thể ghé tới xưởng chế tác kim cương nổi tiếng, tham quan đê ngăn biển và đi tàu thuỷ ngắm toàn thành phố.

. Anh

Du lịch châu Âu, bạn cũng đừng quên đến Anh – “xứ sở sương mù” để thăm thủ đô London với tháp đồng hồ Big ben nổi tiếng, thành phố Liverpool, Manchester xinh đẹp, hiếu khách, cung điện Buckingham, toà nhà quốc hội, tu viện Westminster, lâu đài Windsor hay thành phố Bath. Và đừng bỏ qua những sân vận động ở thành phố nếu bạn là người yêu bóng đá nhé.

5. Văn hoá ẩm thực châu Âu

Châu Âu có nền văn hoá ẩm thực đa dạng 

Châu Âu có nền văn hoá ẩm thực bị ảnh hưởng nhiều bởi ẩm thực thế giới. Các món ăn luôn là sự hài hoà, tinh tế, đơn giản nhưng không kém phần sang trọng. Những quốc gia có thể nói tiêu biểu cho ẩm thực châu Âu như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức,…

. Ẩm thực Ý

Quả là không ngoa khi nói ẩm thực Ý chính là cái nôi của nền ẩm thực châu Âu. Những phong cách đậm chất Ý, đơn giản mà tinh tế giờ đây đã phổ biến toàn thế giới như: pizza, mì spagetthi, tiramisu,…và nhất là cà phê.

. Ẩm thực Tây Ban Nha

Nền ẩm thực Tây Ban Nha đầy thi vị và ngẫu hứng. Tất cả những đặc trưng của nền ẩm thực Tây Ban Nha nằm gói gọn trong những gia vị kết hợp cùng những nguyên liệu thường thấy. Đến châu Âu, bạn sẽ có dịp thưởng các món đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha như Tapas, Gazpacho, cơm thập cẩm Valencia Paella,

. Ẩm thực Đức

Khi nhắc đến ẩm thực của nước Đức, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến xúc xích và bia. Chỉ riêng món xúc xích thôi, ở Đức đã có hàng trăm loại xúc xích khác nhau. Đến với nước Đức, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của món xúc xích này từ những nhà hàng bình dân và ngay cả trên đường phố. Bia Đức cũng là một nền văn hoá ẩm thực nổi tiếng trên thế giới. Thương hiệu các loại bia của Đưc luôn được thế giới ưa chuộng.

. Ẩm thực Pháp

Ẩm thực Pháp mang tới vẻ thanh lịch và sang trọng trong từng món ăn. Người dân Pháp rất tinh tế và cầu kì trong chuyện ăn uống. Đến với nước Pháp, bạn sẽ chẳng thể bỏ qua các món đặc sản của đất nước này: bánh crepe, bánh mì baguette cùng với các loại pho mát, rượu vang, gan ngỗng,…

. Ẩm thực Anh

Ẩm thực nước Anh mang trong mình sự truyền thống và cổ điển, và chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hoá ẩm thực khác nhau. Ẩm thực nước Anh thường đơn giản chứ không cầu kì như ẩm thực Pháp, tuy nhiên điều này đã làm ên sự khác biệt và văn hoá ẩm thực của Anh. Đến với nước Anh du lịch, bạn có thể các món ăn truyền thống của Anh như: fish & chips, bánh pudding yorkshire, sandwich,… và đặc biệt là văn hoá trà chiều của người Anh.

6. Vì sao nên chọn DL Solutions khi xin visa du lịch châu Âu?

Bạn có thể thấy, thủ tục xin visa du lịch châu Âu vô cùng phức tạp, bởi có rất nhiều giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị và thời gian, công sức từ việc chuẩn bị hồ sơ đến cơ quan lãnh sự để nộp hồ sơ. Vì thế, thay vì gặp khó khăn khi phải tự mình lên kế hoạch cho chuyến đi châu Âu sắp tới, hãy tìm đến DL Solutions để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Với tinh thần làm việc chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch châu Âu, đội ngũ DL Solutions sẵn sàng hỗ trợ, xử lý hồ sơ của bạn nhanh chóng và mang tới kết quả đậu visa du lịch châu Âu cao.

Nếu có thắc mắc về thủ tục xin visa châu Âu, hãy liên hệ hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng.

Liên hệ
TẤT TẦN TẬT VỀ DU LỊCH CANADA, THỦ TỤC XIN VISA TỪ A – Z

Canada là đất nước sở hữu rất nhiều phong cảnh đẹp và địa điểm nổi tiếng, thu hút lượng lớn khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới. Canada – “xứ sở lá phong” sẽ không làm bạn thất vọng khi đặt tới đất nước này. Du lịch Canada sẽ cho bạn cơ hội để tìm hiểu về một đất nước không chỉ có cảnh quan hùng vĩ, những di tích lịch sử tuyệt đẹp mà còn khiến bạn say đắm với con người thân thiện, hiếu khách cùng nền văn hoá đa sắc tộc độc đáo và những món ăn hấp dẫn.

Nếu như bạn đang có ý định vi vu đến “xứ sở lá phong” Canada nhưng lo lắng về các vấn đề như xin visa, đi lại, ăn ở ở đây như thế nào; vậy hãy cùng DL Solutions tìm hiểu những thông tin cũng như các yêu cầu cần thiết khi du lịch Canada nhé.

Canada là đất nước sở hữu rất nhiều phong cảnh đẹp và địa điểm nổi tiếng.

1. Tổng quan về Canada

. Vị trí địa lý

Canada là quốc gia lớn nhất ở Tây Bán Cầu với diện tích 9.984.670km2, và là đất nước lớn thứ hai trên thế giới với dân số 37.900.000 người. Nằm ở phía Bắc của Bắc Mỹ, đất nước Canada kéo dài từ Đại Tây Dương ở phía Đông đến Thái Bình Dương ở phía Tây, và về phía Đông Bắc vào Bắc Băng Dương.

Canada là đất nước rất đa dạng về địa hình, bao gồm các sông hồ, thung lũng, núi non, rừng nhiệt đới và cả đồng bằng. Canada có sáu múi giờ và có đường bờ biển dài nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

. Khí hậu

Canada có 4 mùa rõ rệt, có khí hậu đa dạng và khác biệt giữa các vùng với khí hậu dao động từ +30 độ C vào mùa hè và -20 độ C vào những tháng mùa đông. Khí hậu thay đổi từ ôn đới ở bờ biển phía Tây British Columbia đến khí hậu cận cực Bắc ở phía Bắc. Tại các vùng không nằm ven biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần 6 tháng mỗi năm, trong khi các vùng phía Bắc có hiện tượng tuyết dai dẳng quanh năm. Các khu vực đất liền có khí hậu lục địa ấm áp vào mùa hè. Khu vực Tây Canada có khí hậu bán khô hạn, các khu vực ở đảo Vancouver có khí hậu Địa Trung Hải và mùa hè ấm áp.

. Du lịch & văn hoá

Với diện tích rộng lớn cùng thiên nhiên hoang dã, Canada là điểm đến hàng đầu của khách du lịch trên thế giới. Và du lịch cũng là ngành đang phát triển hơn bao giờ hết ở Canada. Các địa điểm du lịch chính ở Canada bao gồm các thành phố lớn như: Toronto, Vancouver, Ottawa, Quebec, và Montreal.

Văn hoá của Canada chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá và truyền thống Anh và Pháp thổ dân trong thời kỳ thuộc địa. Vì vậy, Canada ngày nay là quốc gia đa quốc gia đa văn hoá.

2. Xin visa du lịch Canada có khó không?

Điều kiện xin visa du lịch Canada.

. Visa du lịch Canada

Để đến Canada du lịch, bạn cần xin visa du lịch visa Visitor (V1). Visa du lịch (V1) là loại thị thực dành cho những người muốn đến Canada nhằm mục đích du lịch, tham quan, giải trí, hay thăm bạn bè trong thời gian dưới 6 tháng và không cần bảo lãnh từ người đang lưu trú tại Canada.

. Điều kiện xin visa du lịch Canada

Để thêm cơ hội đậu visa du lịch Canada, điều kiện tiên quyết là bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp thị thực visa du lịch Canada:

– Chứng minh bạn đủ tài chính cho thời gian lưu trú tại Canada và khi quay trở về Việt Nam

– Có lịch sử du lịch các nước tốt: nếu bạn đã từng du lịch các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản,..thì đây cũng sẽ là lợi thế trong hồ sơ xin visa du lịch Canada

– Chứng minh về sự ràng buộc tại Việt Nam thông qua các yếu tố: công việc ổn định, tài sản, gia đình,…

– Chứng minh được mục đích của chuyến đi rõ ràng, có lịch trình du lịch chi tiết

– Chứng minh bạn sẽ rời khỏi Canada sau khi kết thúc chuyến đi

. Hồ sơ xin visa Canada

Thời hạn xét duyệt visa là khoảng 3-4 tuần làm việc. Vì vậy, bạn nên xin visa trước ít nhất là 6 tuần trước chuyến đi của bạn.

Visa du lịch Canada bao gồm các giấy tờ cần thiết như sau:

– Tờ khai xin visa du lịch Canada (form IMM5257)

– Tờ khai thông tin gia đình (form IMM5645)

– Biểu mẫu chấp thuận VFS

– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng

– 2 ảnh 4×6 chụp gần nhất không quá 6 tháng, sử dụng phông nền trắng, không đội mũ, đeo kính, thấy rõ mặt và tai.

– 1 bộ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương

– 1 bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân

– 1 bản sao công chứng GIấy khai sinh và Hộ khẩu

– 1 bản sao công chứng hôn thú (nếu đã lập gia đình)

. Chứng minh về công việc:

– Đối với chủ doanh nghiệp: bản sao Giấy phép kinh doanh, xác nhận nộp thuế công ty trong 3 tháng gần nhất

– Đối với nhân viên của công ty/ doanh nghiệp: hợp đồng lao động và sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất

. Chứng minh về tài chính:

– Sao kê ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (số dư 10,000USD)

– Các giấy tờ liên quan như giấy tờ nhà, đất, xe hơi (nếu có)

– Lịch trình du lịch chi tiết tại Canada

– Xác nhận vé máy bay và đặt phòng khách sạn tại Canada

. Chi phí xin visa du lịch Canada

Khi xin visa du lịch Canada, bạn sẽ cần phải nộp:

– Lệ phí xin visa: 100CAD

– Phí sinh trắc học: 85CAD

– Phí xin thị thực sẽ được thanh toán online khi bạn nộp hồ sơ xin visa Canada. Do đó hãy đảm bảo thẻ tín dụng của bạn đủ số tiền này.

– Phí sinh trắc học tại CAVC có thể thanh toán bằng tiến mặt, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ

– Lưu ý là khi trượt visa bạn sẽ không được hoàn lại các phí trên

– Ngoài các khoản phí trên, bạn sẽ phải cần nộp thêm những khoản phí khác để kiểm tra sức khoẻ, lý lịch tư pháp hoặc các giấy tờ khác nếu được yêu cầu.

. Thủ tục chi tiết xin visa Canada

Thủ tục xin visa Canada sẽ bao gồm 6 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định loại thị thực

Xác định loại thị thực bạn cần cần nộp, và các điều kiện cần thiết trên trang web  https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/visit-canada/eta/apply.html. Bạn cũng có thể biết được các thông tin về hồ sơ, giấy tờ cần nộp cùng với thời gian xét duyệt visa và các chi phí cần thanh toán.

Bước 2: Điền đơn

Bạn sẽ phải điền vào mẫu đơn chấp thuận và ký tên của VFS như sau:  https://assets.ctfassets.net/xxg4p8gt3sg6/4cmQfKggfXg9Hqmckb4Key/69de239ea5051b84ae8a291bb9162ba1/VFS_CONSENT_FORM_-_VN.pdf. Sau đó, bạn có thể tải vế đơn xin cấp thị thực, điền vào mẫu đơn, in và đem mẫu đơn hoàn tất nộp cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ở HCM và HN. Bạn cũng có thể nộp hồ sơ online.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo trường hợp theo như trên, và dịch thuật công chứng tất cả các giấy tờ sang tiếng Anh. Quét (scan) tất cả các giấy tờ kèm theo bản dịch tiếng Anh và tạo thành từng file riêng biệt để nộp hồ sơ online. Hoặc bạn cũng có thể nộp hồ sơ trực tiếp khi đến trung tâm CAVC xin sinh trắc học.

Bước 4: Đặt lịch hẹn

Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ và lấy sinh trắc vân tay tại Trung tâm tiếp nhận thị thức Canada tại HCM hoặc HN (CAVC) theo đường link sau: https://visa.vfsglobal.com/vnm/en/can/book-an-appointment

Sau khi đã đặt được lịch hẹn, bạn sẽ nhận được email xác nhận cùng với thư hẹn.

Bước 5: Nộp hồ sơ và lấy sinh trắc vân tay

Bạn đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực gần với mình nhất để nộp hồ sơ trực tiếp hoặc cũng có thể có nộp online, lấy dấu sinh trắc vân tay và thanh toán chi phí. Việc lấy sinh trắc vân tay là bắt buộc.

Bước 6: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình thông qua hướng dẫn trong liên kết https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/can/track-application. Thời gian để xét visa là từ 2 đến 4 tuần tuỳ từng hồ sơ và tuỳ thời điểm bạn nộp.

3. Du lịch Canada mùa nào đẹp?

Canada là quốc gia có 4 mùa riêng biệt, có mùa đông lạnh kéo dài và mùa hè mát mẻ.

Canada là quốc gia có 4 mùa riêng biệt, có mùa đông lạnh kéo dài và mùa hè mát mẻ. Vì vậy, khi dự định đi du lịch Canada, bạn cần xác định thời gian và lịch trình đi sao cho phù hợp nhất. Sau đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn khám phá Canada và lựa chọn thời điểm phù hợp cho chuyến đi của mình.

Mùa xuân ở Can sẽ bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 5, vào mùa này, nhiệt độ sẽ dao động từ 9 – 12 độ C. Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời để bạn đến Canada ngắm hoa anh đào tràn ngập khoe sắc khắp các con phố và công viên. Những cánh hoa anh đào trắng muốt, hoà sắc cùng tiết trời vào xuân sẽ khiến bạn mê mẩn. Bạn có thể lựa chọn đến Vancouver vào mùa này để ngắm hoa anh đào hoặc chiêm ngưỡng vẻ đep đầy sắc màu của hoa tulip tại thủ đô Ottawa. Ngoài ra, tham gia các lễ hội ngoài trời cũng là sự lựa chọn thú vị cho bạn.

Ở Canada, mùa hè sẽ kéo dài trong 4 tháng từ tháng 6 tới tháng 9. Vào khoảng thời gian này, khí hậu Canada mát mẻ, không khí dễ chịu, rất thịch hợp cho việc tham quan. Mùa hè cũng là mùa cao điểm du lịch của Canada. Đến Canada vào mùa này, bạn sẽ đi khám phá các địa điểm du lịch nổi tiếng, thú vị như: thung lũng Okanagan, Calgary, Toronto, thác Niagara Falls, núi Rockies,…Bạn cũng có thể lựa chọn những trò chơi dưới nước như chèo thuyền, chèo sup,…hoặc tham quan vườn nho, các cánh đồng ở Canada để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Can vào hạ.

Không chỉ mùa hè, mùa thu cũng là mùa thu hút rất nhiều khách du lịch tới Canada. Mùa thu ở Can sẽ bắt đầu từ khoảng tháng 10. Đây là thời điểm cây bắt đầu thay lá, tạo nên phong cảnh đẹp rực rỡ cho các đường phố ở Canada. Các hoạt động cho mùa thu bạn không thể bỏ qua ở Can vào mùa thu đó là: cắm trại, leo núi, chéo thuyền,…Ở Canada, bạn có thể ghé thăm mùa lá phong đỏ ở Montreal, Toronto, Ottawa, Quebec, công viên Algoquin, đại lộ Noagara,…

Mùa đông ở Canada là mùa yêu thích của các tín đồ du lịch thích tuyết. Đi du lịch Can từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, bạn sẽ có thể trải nghiệm các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, trượt băng,…Vẻ đẹp thú vị và tuyệt vời của Canada đang chờ đón bạn đến ghé thăm. À, đừng quên bạn cũng có thể xem cực quang vào mùa đông ở Can nữa nhé.

4. Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Canada

Canada là đất nước có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp mà du khách không thể bỏ lỡ. Hãy khám phá xem tại sao Canada lại được nhiều người yêu thích đến thế bạn nhé.

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Canada:

. Núi đá Rockies

Dãy núi Rockies có độ cao lên đến 3954m, và được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới và là địa điểm không thể thiếu khi đến du lịch Canada. Núi đá bao gồm hàng triệu ngọn núi đá nhỏ nối tiếp nhau nằm ở vùng Tây Bắc Mỹ, Canada. Nơi đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời vào mùa hè cho những ai thích leo núi và là địa điểm trượt tuyết lý tưởng cho các du khách.

. Đảo Vancouver

Đảo Vancouver là một hòn đảo lớn nằm ở British Columbia, Canada. Đến đây, bạn sẽ được đắm mình trong vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình. Vẻ đẹp hoang dã của hòn đảo sẽ hút hồn bạn. Đảo Vancouver là thiên đường cho các hoạt động ngoài trời như câu cá, ngắm cá voi, chơi golf,…

. Chinatown, Vancouver

Một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Canada là khu phố người Hoa Chinatown ở Vancouver. Ở Chinatown, bạn có thể chụp ảnh ở cổng China Gate, tản bộ trên những con phố mang đậm chất Trung Hoa, nếm thử nền ẩm thực Trung Hoa với những món ăn truyền thống đặc sắc và trải nghiệm mua sắm ở Chinatown Plaza. Ngoài ra, chợ đêm China Town luôn nhộn nhịp với các hàng quán với các món ăn ngon, đồ thủ công châu Á, và các mặt hàng thiết kế.

. Hồ Louise

Dù đến Canada mùa nào đi chăng nữa thì đừng quên ghé thăm hồ Louise ở bang Alberta. Hồ có diện tích lên đến 80ha với chiều dài 2km. Hồ có cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo, nước trong veo màu xanh ngọc bích, với bên trên là sông băng Victoria và xung quanh là những ngọn núi hùng vĩ của dãy Rocky. Mùa hè bạn có thể đến đây để đi bộ, chèo thuyền hay câu cá quanh hồ; còn mùa đông có thể đến đây trượt tuyết, câu cá trên hồ đóng băng.

. Churchill, Manitoba

Churchill là một thị trấn nhỏ bên bờ biển thuộc vịnh Hudson ở Canada. Đây là địa điểm lý tưởng dành cho du khách muốn hoà mình vào thiên nhiên và thế giới động vật. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội ngắm gấu Bắc Cực vào mùa thu vì gấu Bắc Cực sẽ di cư đến đây.

. “Thiên đường“ Nova Scotia

Nova Scotia là 1 tỉnh bang thuộc miền Đông của Canada, và nằm lẻ loi giữa biển khơi Đại Tây Dương. Nova Scotia được mệnh danh là thiên đường hạ giới với các hình thù đặc biệt và ấn tượng. Đến với Nova Scotia, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những dòng dông thơ mộng, những khu nghỉ dưỡng sang trọng hay những bãi biển tuyệt đẹp bên bờ đông Canada. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm các thể loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá, cắm trại, nghỉ dưỡng,..ở nơi thú vị này.

. Thác nước Niagara

Thác nước Niagara là thác nước nổi tiếng trên thế giới với vẻ đẹp vô cùng quyến rũ. Đến đây, du khách có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng như khu di tích lịch sử quốc gia Halifax Citadel, công viên quốc gia Cape Breton Highlands, pháo đài Louisbourg,..

. Thành phố Toronto

Toronto là thành phố đa sắc tộc, văn hoá, nghệ thuật và được xem là những thành phố an toàn nhất Canada.

Toronto là thành phố lớn nhất Canada, và là thủ phủ của tỉnh bang Ontario. Toronto là thành phố đa sắc tộc, văn hoá, nghệ thuật và được xem là những thành phố an toàn nhất Bắc Mỹ. Tới Toronto, bạn có thể đến tham quan tháp truyền hình Toronto – toà tháp đơn cao nhất thế giới, hay bảo tàng Ontario – một tron những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất Bắc Mỹ, hoặc bạn cũng có thể trải nghiệm khu mua sắm sầm uất Path – khu mua sắm ngầm lớn nhất thế giới và đừng quên bỏ quên cầu cảng Habourfront với nhiều cửa hàng, chợ trời, nhà hát, phòng tranh…

. Vịnh Fundy

Vịnh Fundy là vịnh nằm giữa các tỉnh New Brunswick và Nova Scotia của Canada bên bờ biển phía Đông Bắc Mỹ. Vịnh Fundy nổi tiếng khắp thế giới vì có thuỷ triều cao nhất hành tinh (16.2m). Thuỷ triều của Fundy tạo ra cho vùng vịnh này một hệ sinh thái biển rất đa dạng. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng thiên nhiên ấn tượng khi nước biển dâng cao từ 2 đến 4m trong vòng 1 giờ. Khi thuỷ triều tút xuống, vịnh sẽ có dạng hình phễu rỗng để du khách có thể đi bộ.

Ngoài ra, khi đến thăm vịnh Fundy, du khách cũng có thể trải nghiệm các trò chơi thể thao mạo hiểm để thử sức mình như leo núi, thám hiểm hang động, chèo thuyền kayak,…

. Thành phố Quebec

Quebec là thành phố lâu đời nhất Canada, và nằm kề bên dòng sông thơ St. Lawrence. Thành phố Quebec được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1985, và là thành phố có kiến trúc cổ điển đặc biệt, và là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử thuộc địa châu Âu trong thời đại mới. Đến với Quebec, bạn sẽ được hoà mình vào các lễ hội đặc sắc như lễ hội Carnival mùa đông, lễ hội nhạc Jazz, lễ hội Tân Pháp,…hoặc du khách cũng có thể tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quebec như thác Montmorency, nhà thờ Sainte-Anne-de-Beaupré, bảo tàng nghệ thuật Quebec, toà nhà Quốc hội,…

. Vịnh Peggy/ làng chài Peggy’s Cove

Làng chài Peggy’s Cove là làng chài nằm trên bờ phía Đông của vịnh St. Magarets trong khu đô thị Halifax của Nova Scotia. Nơi đây nổi tiếng với ngọn hải đăng Peggys Point và khung cảnh đẹp tuyệt vời. Hãy đến đây nếu bạn muốn tận hưởng không gian yên bình trong chuyến du lịch của mình nhé.

. Vườn quốc gia Jasper

Vườn quốc gia Jasper là vườn quốc gia lớn nhất nằm trong vùng núi Rocky của Canada, mang đậm nét đẹp hoang dã mà bạn sẽ không thể chối từ. Đến đây, bạn sẽ cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ cùng những loài động vật hoang dã (gấu, nai, hươu,…). Ngoài ra, bạn có thể thả bộ trên những con đường quê yên bình hoặc thả bè ngắm sông Athabasca nên thơ.

. Cầu treo Capilano

Một trải nghiệm khác bạn không thể bỏ qua khi đến Canada chính cây cầu treo Capilano. Capilano là cầu treo dài nhất Bắc Mỹ, cao hơn 70m so với mặt đất và được bao quah bởi núi rừng trùng điệp, bắc qua dòng sông Pilano tạo nên một phong cảnh rất ngoạn mục. bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thót tim, chênh vênh khi cầu rung lắc và thưởng thức cảnh đẹp Canada hùng vĩ từ trên cao.

5. Văn hoá ẩm thực Canada

Ẩm thực Canada là sự kết hợp giữa thực truyền thống bản địa và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi một tỉnh ở Canada là một nét ẩm thực độc đáo và riêng biệt góp phần tạo nên một bức tranh ẩm thực đa sắc màu của đất nước lá phong.

Bạn sẽ có trải nghiệm hoàn hảo hơn cho chuyến đi đến Canada của mình nếu thưởng thức những món ăn mang đậm chất vùng Bắc Mỹ:

. Thịt xông khói Montreal

Thịt xông khói kiểu Canada được làm từ thịt heo ở bụng, ngâm trong nước muối loãng và lăn qua bột ngô. Người Canada rất thích món thịt xông khói và thường kết hợp chúng với nhiều món ăn khác nhau.

. Poutine

Poutine là món ăn đặc sắc, mang đậm dấu ấn của Pháp trong nền ẩm thực Canada. Món ăn này gồm khoai tây chiên kiểu Pháp kết hợp với pho mát sữa đông và nước sốt thịt nâu. Đây là món ăn phổ biến khắp đất nước Canada và là món ăn thường xuyên có mặt trong các bữa tối của các gia đình Canada.

. Siro lá phong

Siro lá phong là đặc trưng của nền ẩm thực Canada. Loại siro này được làm từ cây lá phong và được dùng để làm các loại bánh truyền thống của như bánh kếp và bánh quế,…Siro lá phong còn là thức uống mang đậm nét ẩm thực Canada và được nhiều người ưa thích.

. Bánh Tart bơ

Bánh Tart là loại bánh có truyền thống lâu đời ở Canada, có hình thù giống cupcake. Bên ngoài lớp vỏ giòn, xốp, ngào bơ đường với bên trong là nhân siro. Bánh Tart đã trở thành món ăn phổ biến và được ở khắp các cửa hàng bánh ngọt ở Canada.

. Pizza kiểu Canada

Pizza của Canada sẽ không có lớp vỏ quá dày và nặng như pizza kiểu Mỹ, mà sẽ mỏng và có lớp topping đa dạng hơn nhiều so với pizza Ý. Hai kiểu pizza đặc trưng nhất của Canada đó là Cronenbreg (pizza có ngò pesto, đậu phụ cay, xoài, đậu phộng, ớt chuông) và Wayne Gretzky (pizza có thành phần pho mát sữa đông, pho mát mozzarella, pho mát cheddar, xúc xích Ý, xốt thịt heo cay, ớt thái lát và hành tây).

. Ceasar

Cocktail Ceasar là món uống phổ biến của người dân Canada với các thành phần chính như nước clamato, rượu vodka, một chút worchester và viền một lớp muối phủ quanh miệng ly chắc chắn sẽ mang đến cảm giác khó quên cho bạn.

. Nanaimo Bars

Nanaimo bars là món tráng miệng truyền thống của người Canada và không cần lò nướng. Bánh gồm các hỗn hợp như cốm, bơ đông lạnh, chocolate nấu tan chảy sẽ mang đến cho bạn thoã mãn.

. Tourtière

Tourtière là loại bánh mà người dân Canada thường hay ăn vào dịp Giáng Sinh. Bánh này là sự kết hợp giữa lớp vỏ bánh pie xốp giòn và hỗn hợp nhân thịt lợn, thịt bò và thịt bê tẩm ướp nhiều loại gia vị và thảo mộc.

Chuyến đi du lịch Canada của bạn sẽ thú vị và dễ dàng hơn với các kinh nghiệm du lịch ở trên mà DL Soutions bật mí cho bạn. Nếu còn thắc mắc hay gặp khó khăn về vấn đề xin visa hay chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho chuyến đi, hãy liên hệ ngay với DL Solutions để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

 

Liên hệ
DU LỊCH ÚC 2022 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nằm trong top những đất nước phát triển, và quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Úc là điểm đến mơ ước của nhiều khách du lịch Việt Nam. Đất nước Úc nổi tiếng là địa điểm du lịch hấp dẫn bởi các công trình công trình kiến trúc độc đáo, cảnh quan tuyệt vời cũng như nét ẩm thực đặc sắc. Nếu như bạn đang có ý định vi vu đến “xứ sở chuột túi” nhưng lo lắng về các vấn đề như xin visa, đi lại, ăn ở ở Úc thế nào; vậy hãy cùng DL Solutions tìm hiểu những thông tin cũng như các yêu cầu cần thiết khi du lịch Úc nhé.

Điều kiện du lịch Úc 2022 có gì mới?

1. Tổng quan về nước Úc

. Vị trí địa lý

Với diện tích gần 7,7 triệu km2, Úc là quốc gia lớn thứ sáu trên thế giới và được chia thành ba múi giờ riêng biệt. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nước Úc có khoảng cách 4000km từ Đông sang Tây và 3200km từ Bắc xuống Nam.

Canberra là thủ đô của nước Úc. Với dân số khoảng 380,000 người và nằm trong Lãnh thổ thủ đô Úc, Canberra nằm cách hai thành phố lớn nhất Sydney và Melbourne.

. Khí hậu nước Úc

Gần 1/3 nước Úc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, phần còn lại có khí hậu ôn đới. Khu vực có khí hậu lạnh nhất nằm ở góc đông nam vùng đất liền và Tasmania.

Do nằm ở Nam bán cầu, khí hậu và các mùa trong năm của Úc trái ngược hoàn toàn so với Việt Nam. Vào mùa hè khu vực phía Bắc nước Úc có khí hậu ấm áp và ẩm ướt hơn, vào mùa đông phía Nam Úc thường lạnh hơn.

Các mùa tại Úc:

Mùa Xuân: từ tháng 9 – tháng 11

Mùa Hạ: tháng 12 – tháng 2

Mùa Thu: tháng 3 – tháng 5

Mùa Đông: tháng 6 – tháng 8

. Du lịch & văn hoá

Úc là quốc gia đa văn hoá và đa chủng tộc, điều này được thể hiện qua lối sống, phong cách ẩm thực cũng như nền văn hoá đa dạng của đất nước này. Vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, từ vùng ven biển hoang sơ đến rừng nhiệt đới và những hoang mạc đã làm cho Úc trở thành một trong những địa điểm du lịch đáng mơ ước trên thế giới.

Người dân Úc còn rất biết cách hưởng thụ cuộc sống. Dân Aussie thường xuyên tổ chưc những bữa tiệc thịt nướng ngoài trời, hay chơi bón bàn sau vườn nhà hoặc xem các sự kiện thể thao. Đa số người Úc đều hâm mộ thể thao, họ còn rất yêu nghệ thuật. Tất cả các thành phố của Úc đều gắn liền với các hoạt động sinh hoạt văn hoá thể thao và nghệ thuật, từ các bảo tàng, rạp chiếu phim đến nhà hát, hội hoạ và điện ảnh.

Những ngày lễ hội cũng là một trong những nét hấp dẫn không thể thiếu của nước Úc. Các chương trình ca nhạc kịch, nghệ thuật với quy mô lớn như Festival of Sydney – một sự kiện hoành tráng kéo dài trọn tháng Giêng với các chương trình ca nhạc ngoài trời, các sân khấu kịch nghệ trên đường phố và bắn pháo bông. Ngoài ra, còn có Vivid Sydney – lễ hội ánh sáng được tổ chức hàng năm vào tháng 5,6. Ở Melbourne, các dịp lễ hội lớn như lễ hội hài Comedy Festival được tổ chức vào tháng 4, lễ hội các nhà thơ, văn học Writer’s Festival lớn nhất thế giới được tổ chức vào tháng 9 và dịp lễ hội quốc tế hoành tráng Melbourne International Festival được tổ chức vào tháng 10.

2. Cần chuẩn bị gì khi đi du lịch Úc

. Visa 600 du lịch Úc là gì?

Visa du lịch Úc dạng subclass 600 là loại vsa ngắn hạn dành cho những công dân nước ngoài có nhu cầu đến Úc tham quan, công tác và thăm người thân. Tuỳ từng trường hợp mà thời hạn của visa này có thể là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hay lên đó 3 năm hoặc 5 năm.

Do Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia miễn thị thực Úc, nên bạn bắt buộc phải xin visa khi du lịch Úc.

. Điều kiện xin visa du lịch Úc

Visa du lịch Úc 2022 cần đáp ứng các điều kiện gì?

Để đậu visa du lịch Úc, bạn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể:

– Chứng minh bạn đủ tài chính trong suốt chuyến đi đến Úc và quay về Việt Nam.

– Chứng minh mục đích chuyến đi của bạn là đi du lịch, phù hợp với loại visa được cấp.

– Chứng minh bạn có công việc ổn định và sẽ quay về Việt Nam sau khi chuyến đi kết thúc

– Chứng mình về các ràng buộc của bạn tại Việt Nam bao gồm vợ chồng, con cái, tài sản, công việc,…

– Chứng minh bạn có lịch trình rõ ràng cho chuyến đi thông qua: vé máy bay, đặt phòng khách sạn,..

– Thuyết phục được cảm tính với viên chức lãnh sự rằng bạn đủ khả năng và sẽ rời khỏi Úc sau khi kết thúc chuyến đi.

. Xin visa du lịch Úc

Để đi du lịch Úc, bạn cần xin visa trước ít nhất là 6 tuần trước chuyến đi của bạn. Việc xin visa Úc hiện tại sẽ không quá khó khăn, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu, nộp cho Đại sứ quán Úc để được cấp duyệt visa đến Úc du lịch.

Cũng giống như việc xin visa ở bất cứ đâu, visa du lịch Úc cũng bao gồm các giấy tờ cần thiết như sau:

– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng

– 2 ảnh 4×6 chụp gần nhất không quá 6 tháng, sử dụng phông nền trắng, không đội mũ, đeo kính, thấy rõ mặt và tai

– 1 bộ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương

– 1 bộ Sơ yếu lý lịch theo mẫu của ĐSQ Úc

– 1 bản sao công chứng GIấy khai sinh và Hộ khẩu

– 1 bản sao công chứng CMND/ CCCD

– 1 bản sao công chứng hôn thú (nếu đã lập gia đình)

– 1 bản sao hợp đồng lao động có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác

– Tờ khai mẫu đơn xin visa du lịch Úc mẫu số 1419

– Chứng minh về công việc:

. Đối với chủ doanh nghiệp: bản sao Giấy phép kinh doanh, xác nhận nộp thuế công ty trong 3 tháng gần nhất

. Đối với nhân viên của công ty/ doanh nghiệp: hợp đồng lao động và sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất

– Chứng minh về tài chính:

. Sao kê ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (số dư 10,000USD)

. Các giấy tờ liên quan như giấy tờ nhà, đất, xe hơi (nếu có)

–  Lịch trình du lịch chi tiết tại Úc

– Xác nhận vé máy bay và đặt phòng khách sạn tại Úc

. Chi phí du lịch Úc

Khi xin visa du lịch Úc, bạn sẽ cần phải nộp:

– Lệ phí xin visa (phí lãnh sự): 150USD

– Phí sinh trắc học (nộp tại VFS Global Úc): 439.000VND

– Phí xin thị thực sẽ được thanh toán online khi bạn nộp hồ sơ xin visa Úc. Do đó hãy đảm bảo thẻ tín dụng của bạn đủ số tiền này.

– Phí sinh trắc học tại VFS Global có thể thanh toán bằng tiến mặt, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ

– Lưu ý là khi trượt visa bạn sẽ không được hoàn lại các phí trên

– Ngoài các khoản phí trên, bạn sẽ phải cần nộp thêm những khoản phí khác để kiểm tra sức khoẻ, lý lịch tư pháp hoặc các giấy tờ khác nếu được yêu cầu.

. Thủ tục xin visa

Thủ tục xin visa Úc subclass 600 bao gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ theo trường hợp của bạn (bao gồm đầy đủ các giấy tờ như trên). Scan tất cả các giấy tờ và lưu thành từng file riêng để nộp hồ sơ trực tuyến.

Bước 2: Nộp hồ sơ online

Tạo tài khoản tại trang web https://online.immi.gov.au/lusc/register. Điền đầy đủ thông tin và tải toàn bộ file lên trang web. Tại đây bạn cũng có thể nộp phí xin visa Úc online (phí lãnh sự).

Bước 3: Đặt lịch hẹn và lấy mẫu sinh trắc học

Việc đặt lịch hẹn để lấy sinh trắc học là yêu cầu bắt buộc khi xin visa du lịch Úc. Bạn cần đặt lịch hẹn thông qua Trung tâm tiếp nhận thị thực Úc (VFS Global) để lấy mẫu sinh trắc học và nộp phí.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi hoàn tất thủ tục sinh trắc học tại VFS, bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình thông qua tài khoản ImmiAccount đã đăng ký. Thời gian để xét visa là từ 25 đến 50 ngày tuỳ từng hồ sơ và tuỳ thời điểm bạn nộp.

3. Nên du lịch Úc vào thời gian nào?

Úc là một đất nước có 4 mùa rõ rệt trong năm, và có 4 mùa khí hậu rõ rệt trong cùng một ngày. Một điều cần lưu ý khi du lịch Úc là thời tiết và khí hậu tại Úc có sự trái ngược với các quốc gia khác thế giới. Do đó, bạn cần xác định rõ đặc điểm khí hậu nước Úc để chuẩn bị cho mình một lịch trình thật phù hợp.

Nếu bạn muốn trải nghiệm một hành trình khám phá nước Úc đầy nắng vàng và cát trắng, hãy đến đây vào mùa hè – từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Đây thực sự là thời điểm tuyệt vời để cảm nhận hết vẻ đẹp thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho nước Úc xinh đẹp. Bạn sẽ được trải nghiệm không khí náo nhiệt, rộn rã cùng những ngày hội, hoạt động thú vị như khoảnh khắc gioa thừa (tháng 12), lệ hội Sydney (tháng 1),…

Tháng 3 đến tháng 5 là mùa thu ở Úc. Đến với nước Úc vào mùa thu, bạn sẽ được khám phá nhiều điều kỳ diệu, sẽ thấy nước Úc khoác lên mình một chiếc áo khác khi lá cây dần chuyển sang đỏ đặc trưng. Du lịch Úc vào mùa này, bạn còn có cơ hội trải nghiệm ngắm cá voi ở Sydney hay check-in với những tán lá vàng đầy lãng mạn.

Từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa hè ở nhiều nước nhưng lại là mùa đông ở Úc. Đến với Úc vào mùa đông, bạn sẽ được trải nghiệm cái lạnh của nước Uc khi nhiệt độ luôn ở mức 4-5 độ C và tham gia các hoạt động giải trí và các môn thể thao mùa đông vô cùng hấp dẫn. Đây là thời điểm thích hợp để cho bạn leo núi, trượt tuyết hay hoà mình vào các lệ hội chào đón Giáng sinh ở Blue Mountains.

Mùa xuân ở Úc sẽ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, và đây cũng là mùa cao điểm của du lịch Úc. Du lịch Úc vào mùa xuân, bạn có thể chìm đắm trong các lễ hội mùa xuân như lễ hội hoa Floriade – nơi trưng bày hàng ngàn loài hoa khác nhau tạo nên một bức tranh muôn màu muôn sắc; hoặc bạn cũng có thể đến lễ hội ẩm thức Fringe Sydney vào tháng 9 hay lễ hội ẩm thực vào tháng 10.

4. Các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Úc

Úc là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới, và là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua của các tín đồ du lịch. Hãy khám phá xem tại sao Úc lại được nhiều người yêu thích đến thế bạn nhé.

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Úc:

– Đảo Norfolk: hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương là một trong những điểm đến xinh đẹp của nước Úc. Đảo Norfolk cách thành phố Sydney 3 giờ bay, và hoàn toàn nằm biệt lập. Do đó, bạn có thể tận hưởng những phút giây thư giãn cho riêng mình

– Đường Great Ocean Road: con đường đẹp như mơ của du lịch Úc, đẹp nhất là từ cảng Port Campbell đến Peterborough. Các điểm tham quan chính trên cung đường này bao gồm thiên đường lướt sóng Bells Beach, hải đăng Split Point, các thác nước ở công viên quốc gia Otway National Park, hải đăng Cape Otway Lighthouse và công viên quốc gia Port Campbell National Park

– Bãi biển Bondi: nằm ở vùng ngoại ô của Sydney, Bondi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Úc. Bãi biển Bondi nổi tiếng nhất với Bondi Icebergs, nơi người dân và du khách có thể bơi trong bể bơi ngoài đại dương

– Dãy núi Flinder: nằm trên những vùng đất khô cằn, một loại địa hình phổ biến của nước Úc, dãy Flinders Ranges là một địa điểm đến lý tưởng dành cho dân phượt du lịch Úc thích camping và trekking.

– Vịnh lửa, Tasmania: Tasmania từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất nước Úc. Vẻ đẹp của Tasmania đến từ các địa điểm đồng quê, bãi biển hay các dãy núi ấn tượng đến văn hoá cafe ở thủ đô Hobart. Nhưng địa điểm tuyệt vời phải nhất phải kể đến là vịnh lửa đầy sắc màu phía đông hòn đảo

– Đảo Kangaroo: nằm ngoài khơi phía Nam nước Úc, Kangaroo Island là nơi lý tưởng để ngắm những chú chuột túi – biểu tượng của nước Úc. Ngoài ra, bạn còn có thể tận mắt ngắm những loài động vật khác trong môi trường sống tự nhiên

–  Đảo Lord Howe: đảo Lord Howe là đảo ngoài khơi nằm ở phía Đông nước Úc, được công nhận là di sản văn hoá thế giới bởi cảnh đẹp và sự đa dạng sinh học

. Đảo Bruny: hòn đảo Bruny ở bang Tasmania được ví như viên ngọc ẩn giấu. Bãi biển rất đẹp với bờ cát dài xanh trong là nơi yêu thích của các tín đồ du lịch

– Sydney: được biết đến như thành phố cảng Harbour City, Sydney được xem là biểu tượng của nước Úc. Những điểm tham quan nổ tiếng ở Sydney có thể kể đến như cầu cảng Sydney, nhà hát Sydney Opera House, cảng Darling Harbour, công viên Olympic Sydney, và phố cố The Rocks

–  Vịnh Byron: vịnh Byron là được xem là biểu tượng du lịch của nước Úc với nhiều bãi biển hoang sơ, xinh đẹp, những khu rừng nhiệt đới xanh mướt và là điểm hẹn của các tín đồ yêu thích thể thao dưới nước.

– Blue Mountains: nằm ở Phía Tây Sydney, Blue Mountains là dãy núi với thắng cảnh tuyệt đẹp. Bạn có thể đến tham quan các điểm du lịch sau khi đến Blue Mountains: Echo Point ở Katoomba, Govett’s Leap ở thành phố Blackheath, Cliff Drive ở Katoomba và Leura, thác nước Gordon Falls gần Leura, công viên quốc gia Kanangra Boyd National Park, xe lửa The Scenic Railway ở Scenic World – tuyến xe lửa dốc nhất thế giới, và hang động Jenolan Caves

– Núi đá Uluru/ Ayers: Uluru còn được biết đến với tên gọi Ayers Rock hay The Rock. Đây là ngọn núi đá nguyên khối thuộc dãy núi Ayers, thuộc miền Trung của Úc. Đặt chân đến đây khi du lịch Úc, bạn chắc chắn sẽ mê đắm trước vẻ đẹp kỳ vĩ của ngọn núi độc đáo này, bởi nó có thể đổi màu liên tục trong ngày.

– Thung lũng Barossa: cách Adelaide 1 giờ lái xe là thung lũng rượu trứ danh Barossa Valley. Bạn có thể đến đây để nếm thử rượu do chính các cơ sở sản xuất rượu ở đây sản xuất

– Great Barrier Reef: là một trong bảy kỳ quan của thế giới, công viên biển Great Barrier Reef trải dài 2,300km dọc theo bang Queensland của nước Úc. Nếu bạn là người yêu thích những loài cá rực rỡ sắc màu, những rặng san hô thì Great Barrier Reef chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng! Đây thực sự như một chiếc kính vạn hoa với hơn 1500 loài cá nhiệt đới và 400 loại san hô

–  Quần đảo Whitsunday: toạ lạc ngay cạnh rặng san hô Great Barrier, các hòn đảo trong quần đảo này là thiên đường cho các hoạt động thể thao dưới nước như lặn biển, câu cá, trượt ván nước, hay dù lượn, leo núi và nhiều hoạt động khác.

– Cảng Douglas: cảng Douglas ở phía bắc bang Queensland và được xem như là của ngõ ra vào của rạn sinh vật biển Great Barrier. Tới đây bạn có thể thưởng thức được ẩm thực tuyệt vời với những nhà hàng nhỏ ven biển, các quán cafe lãng mạn và sự yên bình nơi thị trấn nhỏ

– Trang trại hoa oải hương Bridestowe: toạ lạc tại bang Tasmania, trang trại hoa oải hương là một trong những địa điểm du lịch Úc đẹp nhất và được rất nhiều khách du lịch ưa chuộng. Hoa oải hương thường nở rộ vào giữa tháng 1 và chuyến đi thăm trang trại hoa oải hương sẽ là chuyến đi không thể quên của bạn

– Melbourne: điểm tham quan tiếp quan tiếp theo bạn có thể đến chính là thành phố Melbourne xinh đẹp của nước Úc. Nằm trong top các thành phố đáng sống nhất thế giới, Melbourne sở hữu cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp và các lễ hội văn hoá, ẩm thực đậm sắc màu. Tới thành phố này, bạn sẽ được trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí như đi du thuyền tham quan thành phố, thưởng ngoạn bằng khinh khí cầu, tắm biển, tham gia các lễ hội, trượt tuyết trong mùa động lạnh giá. Ngoài ra, Melbourne còn có rất nhiều các cửa hàng ẩm thực hay khu trung tâm thương mại sang trọng, nơi bạn có thể thưởng các món đặc sản địa phương.

– Pretty beach: nằm ở Central Coast ở phía Bắc Sydney, Pretty Beach là bãi biển với những bãi tắm nhỏ dài vô tận và những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời

– Bãi biển Tây Úc: các bãi biển phía Tây nước Úc là địa điểm bạn phải tới trong chuyến đi du lịch Úc của bạn. Các bãi biển hoang sơ với thiên nhiên tuyệt vời sẽ không khiến bạn thất vọng

5. Văn hoá ẩm thực nước Úc

Úc là nơi có nền ẩm thực đa dạng do ảnh hưởng của việc dân nhập cư. Đến với Úc, bạn không chỉ được thưởng thức các món ăn địa phương như thịt Kangaroo nướng, gà rán Parmigana, thịt bò Úc, bánh Pavlova,… mà còn được khám phá ẩm thực của các nước trên thế giới, từ món ăn Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc tới món Nhật Bản, Ý,… đã góp phần tạo nền ẩm thực phong phú tại đây.

Đến với nước Úc, bạn có thể được trải nghiệm lễ hội ẩm thực và rượu vang ở thành phố Melbourne được tổ chức hàng năm vào tháng 3. Ngoài ra, còn có các lễ hội ẩm thực cuối tuần ở thung lũng Clare (Gourmet Weekend).

Vào dịp Noel, du khách có thể được trải nghiệm các bữa tiệc truyền thống của người dân Úc với các buổi thịt nướng, kèm với hải sản và beefsteak. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các vào các ngày lễ hội truyền thống của các nước: nếm thử kẹo trong dịp Diwali của người Ấn Độ, lễ hội mùa xuân của cộng đồng người Hoa và cộng đồng người Việt với Tết trung thu,…

Với tinh thần làm việc chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Úc, đội ngũ DL Solutions sẵn sàng hỗ trợ, xử lý hồ sơ của bạn nhanh chóng và mang tới kết quả đậu visa du lịch Úc cao.

Nếu có thắc mắc về thủ tục xin visa du lịch Úc, hãy liên hệ hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng.

 

Liên hệ
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH THỨC XIN VISA DU LỊCH MỸ

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất và là nơi có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn trên khắp thế giới, có thể kể đến như Quảng trường thời đại, tượng Nữ thần tự do hay những khu trung tâm thương mại sầm uất tại đây. Chính vì thế, du lịch Mỹ cũng không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, để đặt chân đến nước Mỹ thì bạn cần phải vượt qua thử thách khó nhằn đó chính là xin visa. Để được chấp nhận visa du lịch Mỹ, bạn cần chứng minh rằng mình sẽ quay về sau khi kỳ nghỉ kết thúc. Thế nên, việc xin visa du lịch Mỹ là điều không hề dễ dàng. Hãy cùng DL Solutions tìm hiểu các thông tin về việc xin visa du lịch Mỹ cũng như các thủ tục, giấy tờ, quy trình mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi xin visa nhé.

Tượng Nữ thần Tự do – biểu tượng đặc trưng của Mỹ.

 

1. Visa du lịch Mỹ là gì?

Tổng quan, một công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Mỹ thì trước tiên phải có visa. Trong đó, visa du lịch là visa không định cư dành cho những người muốn nhập cảnh Mỹ tạm thời để kinh doanh (thị thực loại B1), du lịch (thị thực loại B2), hoặc kết hợp đồng thời cả hai mục đích (B1/B2):

– Công tác ngắn hạn (B1): là visa dành cho mục đích giái quyết các vấn đề về công việc như tham dự hội thảo/ hội nghị, giáo dục, kinh doanh hoặc đàm phán hợp đồng,…

– Du lịch, thăm thân nhân hoặc điều trị y tế (B2): là loại visa với mục đích du lịch, giải trí, thăm họ hàng, bạn bè hoặc điều trị y tế và các hoạt động về tình hữu nghị, xã hội hoặc dịch vụ.

2. Điều kiện xin visa du lịch Mỹ

Chi tiết điều kiện, cách thức xin visa du lịch Mỹ.

Mỹ có nhiều loại visa cho người nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, visa du lịch B1, B2 là hai loại thị thực phổ biến hơn cả vì Mỹ là điểm đến trong mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, muốn được cấp visa du lịch B1, B2 thì bạn phải đáp ứng các điều kiện nhất định sau đây:

– Khả năng tài chính: chứng mình tài chính là điều kiện bắt buộc khi xin visa du lịch Mỹ. Bạn cần phải chứng minh được trình độ học vấn, công việc hiện tại và khả năng tài chính đảm bảo để được xét duyệt visa.

– Hộ chiếu đã từng du lịch nhiều nước: nếu bạn đã từng đi du lịch ở các nước phát triển như Châu Âu, Úc, Nhật Bản,…thì sẽ là một lợi thế trong việc xét duyệt visa.

– Mục đích của chuyến đi đến Mỹ: bạn cần nêu rõ chuyến đi của mình là tạm thời, với mục đích là du lịch.

– Lịch trình của chuyến đi: thời gian cụ thể, nơi lưu trú trong suốt chuyến du lịch tại Mỹ

– Bằng chứng ngân sách để chi trả cho chuyến đi Mỹ của bạn.

– Chứng minh được rằng bạn sẽ quay về Việt Nam sau chuyến đi: địa chỉ thường trú ở Việt Nam, có công việc thu nhập cao tại Việt Nam cùng với tài sản như đất đai, nhà cửa, sổ tiết kiệm và có gia đình ràng buộc (vợ/ chồng, con cái,..)

3. Thủ tục xin visa du lịch Mỹ

Bước 1: Chuẩn bị hộ chiếu

Bạn cần chuẩn bị hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng trước ngày bạn dự định đến Mỹ. Trong thời gian bạn ở Mỹ, thì hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực.

Bước 2: Ảnh chân dung

Ảnh 5×5 phông nền trắng theo yêu cầu của ĐSQ. Ảnh xin visa nói chung và visa đi Mỹ nói riêng rất nghiêm ngặt nên bạn phải chụp đúng theo chuẩn quy định. Ảnh thẻ phải được chụp rõ mặt, nhìn rõ hai tai và trán. Bạn hãy nhớ dặn gửi file mềm qua email để nộp đơn DS160 nhé.

Bước 3: Điền form DS160

Sau khi chuẩn các giấy tờ cơ bản, bạn truy cập vào website sau để điền thông tin vào form DS160: https://ceac.state.gov/genniv/. Chuẩn bị thông tin cá nhân và khai báo như sau:

– Tạo hồ sơ cá nhân: lưu lại Application ID , tạo câu hỏi bảo mật rồi tiếp tục điền form theo từng bước. Application ID sẽ có thời hạn trong vòng 30 ngày, nên đừng lo là bạn hoàn thành giữa chừng rồi tiếp tục lưu lại để làm tiếp nhé.

– Điền thông tin cá nhân: điền các thông tin cơ bản bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, thông tin liên lạc,…

– Thông tin về hộ chiếu: thông tin về hộ chiếu của bạn

– Liệt kê thông tin về chuyến đi của bạn: liệt kê càng chi tiết kế hoạch chuyến đi của bạn thì tính thuyết phục càng cao, thể hiện việc bạn đã thực sự tìm hiểum tra cứu thông tin và chuẩn bị kỹ càng cho chuyến đi sắp tới.

– Điền thông tin về những ai sẽ đi cùng với bạn trong chuyến du lịch tới Mỹ: nếu bạn đi cùng người thân/ bạn bè thì chọn Yes, không thì chọn No.

– Khai thông tin lần đầu đến Mỹ của bạn: nếu đã đến Mỹ trước đó, bạn hãy chọn Yes. Còn nếu đây là lần đầu tiên đến Mỹ thì chọn No.

– Điền thông tin về thân nhân/ người quen ở Mỹ có thể xác nhận thông tin cho bạn: người đó có thể là người nào bất kỳ mà bạn quen biết có thể xác thực cho chuyến đi của bạn. Đừng quên cung cấp cho họ thông tin về chuyến đi của bạn cũng như những gì bạn đã khai trong form này phòng trường hợp D0SQ sẽ kiểm tra thông tin về hành trình của bạn.

– Thông tin chi tiết về gia đình bạn: thông tin chi tiết về gia đình bạn.

– Điền thông tin liên quan tới công việc/ học tập hiện tại: thông tin về công việc, học tập, nghề nghiệp,…hiện tại của bạn.

– Điền thông tin về những quốc gia bạn đã từng đến: đây là thông tin rất quan trọng và là lợi thế đối với những người đã từng có visa du lịch ở các nước phát triển. Vì thế, đi càng nhiều quốc gia thì càng tốt.

– Câu hỏi về an ninh và bảo mật: chỉ cần chọn Yes hoặc No. Đa phần các câu hỏi đều chọn No.

– Upload ảnh hộ chiếu sau khi đã có file mềm: up ảnh 5×5 với phông nền trắng. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra quy chuẩn của ảnh.

– Kiểm tra lại thông tin: phần này rất quan trọng. Bạn hãy kiểm tra lại thật kỹ thông tin đã điền, đảm bảo những gì đã khai báo là sự thật.

– Nộp form DS160: sau khi đã kiểm tra thông tin, nhấn nút nộp form thì sẽ có thư xác nhận gửi về mail của bạn kèm hình và một dãy mã số. In trang xác nhận đã hoàn tất tờ khai để đem cùng hồ sơ khi đi phỏng vấn tại ĐSQ.

Bước 4: Đóng phí xin visa

Để đặt được lịch hẹn phỏng vấn, thì trược tiên bạn phải đóng phí xin visa. Phí cho diện B1/B2 hiện là 160USD.

– Truy cập vào website http://www.ustraveldocs.com/ để tạo tài khoản.

– Điền tất cả các thông tin cần thiết và lựa chọn hình thức thanh toán bạn muốn. Nhớ in giấy xác nhận thông tin thanh toán.

– Đến bưu điện được ĐSQ uỷ quyền để thanh toán phí.

– Nhận biên lai hoá đơn.

Lưu ý là lệ phí xét duyệt visa không thể hoàn trả dù cho bạn có đậu hay rớt phỏng vấn.

Bước 5: Đặt lịch hẹn với ĐSQ

Bạn cần đặt lịch hẹn với ĐSQ bằng cách truy cập lại vào website trên để lên lịch hẹn theo từng bước hướng dẫn. Sau khi điền thông tin số hộ chiếu, số biên nhận thanh toán lệ phí xin visa và số mã vạch tờ khai DS-160, ĐSQ sẽ cho bạn biết lịch phỏng vấn gần nhất để bạn đăng ký ngày giờ phù hợp.

Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn

Trước khi đến phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như ảnh, hộ chiếu, chứnh minh nhân dân, biên lai nộp tiền, form DS-160 kèm thư hẹn phỏng vấn. Tất cả các giấy tờ trên bạn nên bỏ vào phong bì để tránh thiếu sót/ lạc mất.

Ngoài ra, một số giấy tờ bổ sung sau sẽ là cần thiết cho việc chứng minh tài chính cũng như việc chắc chắn bạn sẽ quay về nước sau khi chuyến đi kết thúc. Mặc dù không bắt buộc nhưng trong một số trường hợp, nhân viên Lãnh sự sẽ hỏi bạn, và bạn tốt nhất là nên chuẩn bị từ trước để tránh cập rập:

– Chứng minh tài chính bằng các giấy tờ sau đây: bảng lương của bạn trong vòng 6 tháng gần nhất, sổ đỏ, sổ tiết kiệm,…Đây là các bằng chứng đảm bảo bạn có kinh tế ổn định ở Việt Nam, và có thể chi trả cho chuyến đi.

– Thư mời từ người thân, bạn bè, các tổ chức nếu bạn được mời sang Mỹ du lịch. Trong trường hợp bạn đi tự túc, thì bạn nên có lịch trình rõ ràng để trình bày cho viên chức Lãnh sự.

– Thư xác nhận của chủ lao động nơi bạn làm việc, vị trí, mức lương, thời gian nghỉ phép của bạn nếu như bạn là nhân viên, hoặc giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế nếu bạn là chủ doanh nghiệp.

– Ngoài ra, nếu trước đây bạn đã từng đến Hoa Kỳ, thì bạn cần cung cấp thông tin xác thực cho tình trạng visa của bạn.

– Lịch trình chi tiết cho chuyến đi đến Mỹ của bạn.

– Không nên mua vé máy bay trước vì chưa chắc chắn bạn có được cấp visa hay không.

4. Một số lưu ý khi phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ

Sau đây là một số lưu ý cho buổi trực tiếp phỏng vấn visa du lịch Mỹ của bạn:

– Đến sớm hơn giờ hẹn và ăn mặc lịch sự. Diện mạo và tác phong của bạn sẽ tạo những ấn tượng tốt đối với viên chức lãnh sự.

– Luôn giữ thái độ thoải mái, tự tin và bình tĩnh. Trả lời câu hỏi gãy gọn, và đi thẳng vào vấn đề. Đừng vòng vo và kể lể dài lê thê.

– Nếu bạn không chắc hoặc không hiểu câu hỏi, hãy hỏi lại chứ đừng cố gắng trình bày những thông tin khác với những gì đã khai trong form DS-160.

– Thành thật và trung thực. Những sự thật bạn nói sẽ khiến cho cơ hội được cấp visa của bạn cao hơn.

– Đừng ngạc nhiên khi viên chức lãnh sự không yêu cầu xem những giấy tờ hỗ trợ mà bạn đã chuẩn bị, thậm chí không hỏi câu nào mà đã từ chối cấp visa, hoặc chỉ hỏi vài câu đơn giản là bạn đã đậu visa rồi. Các viên chức lãnh sự được đào tạo có kinh nghiệm để có thể chỉ nhìn bề ngoài là biết được ý định thật sự của bạn, hoặc thông tin bạn cung cấp có đúng hay không. Vậy nên, điều này là hoàn toàn bình thường.

5. Xin visa du lịch Mỹ mất bao lâu?

Lệ phí xin visa du lịch Mỹ là 160USD.

Thông thường, kết quả phỏng vấn visa sẽ có ngay sau khi bạn kết thúc cuộc trò chuyện với viên chức lãnh sự. Nếu đậu, lãnh sự sẽ thu lại hộ chiếu của bạn và phát cho bạn tờ biên nhận đến quầy EMS điền tờ khai địa chỉ để nhận lại hộ chiếu cùng visa trên đó.

Còn nếu bạn trượt phỏng vấn, viên chức lãnh sự sẽ trả lại hộ chiếu cho bạn cùng toàn bộ giấy tờ khác. Bạn sẽ phải đợi tới 6 tháng sau mới có thể nộp lại đơn xin visa.

Trên đây là chi tiết thủ tục xin visa Mỹ. Có thể thấy, xin visa rất phức tạp cũng như cần sự chuẩn bị kỹ càng, chuyên nghiệp. Với tinh thần làm việc chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Mỹ, đội ngũ DL Solutions sẵn sàng hỗ trợ, xử lý hồ sơ của bạn nhanh chóng và mang tới kết quả đậu visa Mỹ cho bạn tới 95%.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Liên hệ