Các Tỉnh Bang Dễ Đi Định Cư ở Canada

Canada là đất nước thu hút rất nhiều du hoc sinh quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói chung đến học tập và làm việc. Nhờ vào chính sách định cư thông thoáng của Canada, ngày càng nhiều du học sinh đã đến Canada học tập và làm việc. Vậy tỉnh bang nào ở Canada là dễ định cư nhất, hãy cùng DL Solutions tìm hiểu nhé!

. Tỉnh bang Quebec (QB)

Chính sách định cư định cư PEQ là chương trình định cư nhìn chung dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với các bang khác ở Canada

Quebec là quê hương của những trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất Canada. Với lịch sử hàng đầu về đào tạo tiếng Anh và tiếng Pháp cho du học sinh quốc tế, Quebec có rất nhiều các trường đại học tiêu biểu như: McGill University, Université de Montréal, Concordia University,…

Để thu hút sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc, từ tháng 4/2014 chính quyền của tỉnh bang Quebec đã lập nên chính sách định cư Canada PEQ (Quebec Experience Program). Theo đó, sinh viên quốc tế có thể nộp đơn xin định cư tại tỉnh bang này 6 tháng trước khi tốt nghiệp và sẽ được duyệt trong vòng 1 – 3 tháng với điều kiện:

– Học tập tại một trường Đại học của bang trong vòng 2 năm trở lên và phù hợp với điều kiện tốt nghiệp.

– Trình độ tiếng Pháp phải đạt trung cấp trở lên.

Chính sách định cư định cư PEQ là chương trình định cư nhìn chung dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với các bang khác ở Canada.

. Bang Nova Scotia (NS)

Nova Scotia – một tỉnh bang ở miền Đông Canada, đây là bán đảo nằm nhô ra bên ngoài Đại Tây Dương với. diện tích khoảng 55,000km2. Nova Scotia là tỉnh nhỏ thứ 2 của đất nước này sau đảo Prince Edward.

Các chương trình định cư tại bang Nova Scotia hiện nay:

– Chương trình nhập cư Express Entry: đây là chương trình định cư tạo tỉnh bang dành cho những người đã có bằng cấp và tay nghề cũng như kinh nghiệm làm việc. Chương trình phù hợp với các ứng viên là du học sinh tốt nghiệp tạo một trường đại học nằm trong bang, và đã có việc làm tại bang.

– Skilled Worker (định cư dạng lao động có trình độ): chương trình định cư diện lao động áp dụng cho ngững người có tay nghề cả trong và ngoài nước. Chương trình này không yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học, mà mục đích là để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực ở các công việc như vận tải, điều dưỡng, làm bếp,…

– Chương trình định cư Nova Scotia Ectrepreneur (định cư diện doanh nhân): chương trình đầu tư diện doanh nhân cần đầu tư ít nhất 150,000CAD để thành lập doanh nghiệp tại Nova Scotia. Bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, sở hữu doanh nghiệphoặc có ít nhất 5 năm quản lý kinh doanh cao cấp.

. Tỉnh bang Manitoba (MB)

Tỉnh bang Manitoba là một trong ba tỉnh bang tại trung tâm Canada, giáp với Ontario, Sasketchewan, lãnh thổ Tây Bắc, vịnh Houston và một phần lãnh thổ của Mỹ. Mật độ dân số tại Manitoba còn thấp nên Manitoba không chỉ là tỉnh bang dễ định cư mà còn được chính quyền bang này đưa ra nhiều chương trình, chính sách khuyến khích nhập cư.

Các chương trình định cư tại Manitoba:

– Chương trình đề cử tỉnh bang Manitoba dành cho du học sinh (IES): nguồn giáo dục quốc tế mới dành cho sinh viên tốt nghiệp tại các trường ở Manitoba. Sau khi tốt nghiệp được 6 tháng và có việc làm tại Manitoba, sinh viên quốc tế sẽ được nộp hồ sơ xét định cư tại bang này.

– Chương trình Express Entry (định cư tay nghề cao): chương trình được tạo ra nhằm mục đích chiêu mộ những nhân lực có tay nghề (skilled workers) ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong những ngành nghề thiếu nhân lực tại Canada.

– Chương trình định cư diện chủ doanh nghiệp (Business Investor Stream): các doanh nhân có mong muốn đầu tư và thường trú tại Canada có thể tham chương trình định cư Canada diện đầu tư này. Đương đơn nộp hồ sơ cho chương trình này có thể xin thường trú cho cả gia đình với quy trình xét duyệt rất nhanh chóng.

. Tỉnh bang Saskatchewan (SK)

Nằm ở phía Tây của Canada và tiếp giáp với Mỹ, tỉnh bang Sasketchewan nổi tiếng về cánh đồng lúa, đồng cỏ

Nằm ở phía Tây của Canada và tiếp giáp với Mỹ, tỉnh bang Sasketchewan nổi tiếng về cánh đồng lúa, đồng cỏ. Đây cũng là nơi có cộng đồng người Philippines rất mạnh. Saskatchewan Tagalog là tiếng bản địa của người Philippines và đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ 3 sau tiếng Anh và tiếng Pháp.

Những chương trình định cư phổ biến tại bang Saskatchewan

– Chương trình SNIP (Saskatchewan Immigrant Nominee Program): chương trình đề cử tỉnh bang. Người nhập cư sở hữu đủ điều kiện và kinh nghiệm làm việc phù hợp với chỉ tiêu của chương trình sẽ có cơ hội nhận đề cử tỉnh bang Saskatchewan.

– Chương trình định cư Canada dành cho chủ doanh nghiệp: chương trình dành cho các chủ doanh nghiệp/ quản lý cấp cao đầu tư và vận hành doanh nghiệp tại tỉnh bang Saskatchewan.

Trên đây là thông tin về một số tỉnh bang hiện đang có chính sách định cư rất dễ cho người nhập cư, vì vậy các anh/chị có thể cân nhắc đến những bang này để sinh sống, học tập và làm việc.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho các chương trình định cư tại Canada hay thắc mắc trong quá trình làm hồ sơ, thụ tục; công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Canada và đội ngũ chuyên nghiệp luôn hỗ trợ các anh/chị tận tình và hiệu quả.

Tin tức liên quan

Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS) Công Bố Quy Định Về Gánh Nặng Xã Hội Mang Tính Công Bằng Và Nhân Đạo

21-11-2022

– Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã ban hành một quy định chung cuộc, sẽ được đăng trong Công báo Liên bang, để thể hiện sự nhất quán và rõ ràng về cách mà DHS áp dụng lý do gánh nặng xã hội để từ chối nhập cư những người không phải là công dân Hoa Kỳ. Quy định này phục hồi một nguyên tắc lịch sử về khái niệm “gánh nặng xã hội” đã từng tồn tại suốt nhiều thập kỷ cho đến khi Chính phủ Hoa Kỳ tiền nhiệm bắt đầu xem các khoản phúc lợi y tế công cộng bổ sung, như chương trình Medicaid và chương trình hỗ trợ dinh dưỡng, là một phần của việc xác định xem có cho phép nhập cư vì lý do gánh nặng xã hội hay không. Quy định được công bố hôm nay nói lên sự cam kết của Chính phủ của Tổng thống Biden đối với việc phục hồi niềm tin vào cơ chế nhập cư hợp pháp của Hoa Kỳ.

“Hành động này đảm bảo việc đối xử công bằng và nhân đạo dành cho những người nhập cư hợp pháp và các thành viên gia đình của họ là công dân Hoa Kỳ.” Ông Alejandro N. Mayorkas, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, tuyên bố. “Kiên trì nhất quán với các giá trị nền tảng của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ không trừng phạt những người muốn nhận các phúc lợi y tế và các dịch vụ bổ sung khác mà chính phủ dành cho họ.”

“Trong quá trình duy trì các giá trị của đất nước chúng ta, chính sách này đối xử tất cả những người mà chúng ta phục vụ trên tinh thần công bằng và tôn trọng.” Ông Ur M. Jaddou, Giám đốc Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ, cho biết. “Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải thực hiện để vượt qua tình trạng bối rối và e ngại, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để phá vỡ các rào cản trong cơ chế nhập cư, khôi phục lòng tin và sự tín nhiệm dành cho các cộng đồng dân nhập cư và loại bỏ những gánh nặng thừa thải trong quy trình nộp đơn.”

Mục 212(a)(4) trong Đạo luật Di trú và Nhập tịch (INA) quy định rằng người không phải là công dân sẽ bị từ chối nhập cư nếu họ “có khả năng trở thành một gánh nặng xã hội ở bất cứ thời điểm nào.”

Một người không phải là công dân Hoa Kỳ được xem là có thể trở thành một “gánh nặng xã hội”, có nghĩa là họ có nhiều khả năng sống phụ thuộc vào sự trợ giúp của chính phủ, sẽ bị từ chối nhập cảnh hay thường trú hợp pháp (theo cách nói thông thường là có thẻ xanh). Trước năm 2019, hầu hết mọi khoản phúc lợi không phải là tiền mặt của chính phủ, ví dụ như Medicaid hay chương trình hỗ trợ dinh dưỡng, được loại trừ khỏi quá trình xem xét cho phép nhập cư. Quy định năm 2019, mà cuối cùng đã bị hủy bỏ và không còn hiệu lực, dẫn đến tình trạng sụt giảm các trường hợp xin tham gia vào những chương trình như thế từ những người không phải là đối tượng không được nhập cư vì lý do gánh nặng xã hội, ví dụ như con cái của các công dân Hoa Kỳ tại các hộ gia đình có nhiều diện nhập cư khác nhau. Do đó, việc đăng quy định này vào Công báo Liên bang sẽ tránh được các trường hợp này, bằng cách ghi thành luật để phục hồi thuật ngữ mang tính lịch sử đó.

Theo quy định này, cũng như theo bản Hướng dẫn Thực địa Tạm thời năm 1999 đã được áp dụng suốt hầu như hai thập kỷ vừa qua, một người không phải là công dân sẽ có thể được xem là có khả năng trở thành một gánh nặng xã hội nếu DHS xác định rằng người ấy có khả năng trở thành đối tượng chủ yếu sống phụ thuộc vào sự trợ giúp của chính phủ. Việc xác định như thế sẽ dựa trên:

  • “Tuổi tác; sức khỏe; tình trạng gia đình; các khoản tài sản; các nguồn tài lực; tình trạng tài chính; nền tảng giáo dục và các kỹ năng” của người không phải là công dân ấy, theo quy định của Đạo luật INA;
  • Việc nộp Biểu mẫu I-864, Bản Tuyên thệ Hỗ trợ theo Mục 213A của Đạo luật INA, được nộp thay mặt cho người không phải là công dân khi được yêu cầu; và
  • Biên nhận Thu nhập An sinh Bổ sung (SSI) hiện thời hay trước đó của người không phải là công dân; sự hỗ trợ tiền mặt để duy trì thu nhập theo Chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho các Gia đình Nghèo (TANF); các chương trình phúc lợi bằng tiền mặt của Tiểu bang, Bộ lạc, vùng lãnh thổ hay địa phương để duy trì thu nhập (thường được gọi là “Hỗ trợ Tổng quát”); hoặc một chương trình trợ giúp dài hạn đã thể chế hóa của chính phủ.

Trong quá trình xác định các trường hợp gánh nặng xã hội, DHS chỉ tính các khoản phúc lợi nhận được của người nộp đơn, không tính các khoản phúc lợi đã nhận được của bà con trong gia đình người nộp đơn. DHS cũng sẽ không xem xét việc nhận các khoản phúc lợi không phải là tiền mặt nào đó mà những người không phải là công dân có thể đủ điều kiện thụ hưởng. Các khoản phúc lợi ấy bao gồm: Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (SNAP) hay các chương trình dinh dưỡng khác, Chương trình Bảo hiểm Y tế cho Trẻ em (CHIP), Medicaid (ngoài trợ giúp dài hạn đã thể chế hóa), các khoản phúc lợi về nhà ở, bất cứ khoản phúc lợi nào có liên quan đến tiêm chủng hay xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm, hoặc các khoản phúc lợi bổ sung hay phục vụ cho mục đích đặc biệt khác.

DHS sẽ cho ra một bản cập nhật Cẩm nang Chính sách để giúp các viên chức tại Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) áp dụng quy chế này một cách công bằng và nhất quán, cũng như để công chúng biết rõ hơn về cách thức thực hiện quy định này trong tương lai. DHS cũng sẽ tiến hành các hình thức tiếp xúc và thông tin cộng đồng để giảm bớt rủi ro nhầm lẫn hay e ngại mà những người không phải là công dân cũng như các công dân Hoa Kỳ có thể gặp phải.

Quy định chung cuộc này sẽ có hiệu lực vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, và sẽ được đăng trong Công báo Liên bang vào ngày 09 tháng 09 năm 2022. DHS đang đánh giá tình trạng gánh nặng xã hội một cách nhất quán với luật định cũng như bản Hướng dẫn Thực địa Tạm thời năm 1999 và sẽ tiếp tục thực hiện điều đó cho đến khi Bộ thực thi quy định chung cuộc này đối với các đơn xin được đóng dấu bưu điện vào đúng hay sau ngày quy định chung cuộc này có hiệu lực.

Công bố này nằm trong loạt hành động mà Chính phủ của Tổng thống Biden đã và đang tiến hành để ổn định tốt hơn các chức năng của DHS và đảm bảo việc quản lý các cơ chế nhập cư của Hoa Kỳ một cách công bằng và hiệu quả.

Du Học Mỹ Ngành Truyền Thông Chưa Bao Giờ Hết Hot

19-11-2022

Trong thời đại 4.0, ngành truyền thông ngày càng phát triển và thu hút nguồn nhân lực làm việc. Ngành này luôn có nhiều xu hướng nên nhiều bạn trẻ đam mê và muốn theo đuổi dài lâu. Không chỉ học ở trong nước, các bạn có thể đi du học. Du học Mỹ ngành truyền thông sẽ giúp các bạn SV có nhiều cơ hội việc làm và nâng cao các kỹ năng trong tương lai. 

Lý do chọn du học Mỹ ngành truyền thông 

Mỹ là một trong những đất nước nổi tiếng về đào tạo ngành truyền thông. Vì người dân quốc gia này đã nhận ra sức mạnh của ngành truyền thông. Các thương hiệu đình đám của Mỹ đã và đang sử dụng phương tiện tiếp thị truyền thông để nâng cao độ nhận diện thương hiệu ra toàn thế giới. 

Song song cùng với ngành truyền thông, nền giáo dục của Mỹ cũng phát triển không kém. SV quốc tế khi quyết định đi du học Mỹ ngành truyền thông sẽ tích lũy nguồn tri thức khổng lồ về ngành này. Các bạn thậm chí sẽ mở rộng nhiều mối quan hệ cho việc học tập và công việc sau khi tốt nghiệp. 

Du học ngành truyền thông ở Mỹ dễ xin việc

SV sẽ học gì trong ngành truyền thông?

Ngành truyền thông chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ như báo chí, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, truyền hình, truyền thông đa phương tiện,…

Truyền thông báo chí 

Tuy ngành truyền thông báo chí khá phổ biến nhưng không phải ai cũng phân biệt truyền thông báo chí và truyền thông. Ngành truyền thông báo chí là một nhánh nhỏ của ngành truyền thông và có bề dày lịch sử. Truyền thông báo chí là hình thức truyền thông mang tính thời sự và đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

Những bạn yêu thích các công việc sáng tạo các ấn phẩm báo chí và thông tin mang tính chất báo chí nên chọn ngành này. Để gắn bó với ngành này, các bạn cần có nền tảng kiến thức vững chắc. Sau đó, các bạn cần có khả năng dấn thân và không ngại khó khan để truyền đạt thông tin đến công chúng. 

Truyền thông thực hành

Truyền thông thực hành chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ như quan hệ công chúng, truyền thông phi lợi nhuận và truyền thông doanh nghiệp. Tuy các công việc của người làm quan hệ công chúng khá giống truyền thông, nhưng họ thường phải chuẩn bị các chiến lược trước khi đưa ra các thông điệp ra thế giới bên ngoài. Quan hệ công chúng còn là ngành cần phải thuyết phục một nhóm người thay đổi tư tưởng nhằm đạt được một mục đích nào đó. Những bạn học về truyền thông báo chí thường chỉ cung cấp thông tin. Họ không có đủ khả năng để điều hướng dư luận. 

Thế giới truyền thông rất đa dạng

Truyền thông kỹ thuật số

Ở thời đại 4.0, truyền thông kỹ thuật số là một trong những ngành hot và người công tác trong ngành này có liên quan đến hậu kỳ. Để học và làm việc ở ngành này, các bạn cần phải sử dụng nhiều thiết bị như máy quay, máy ảnh, các phần mềm trên máy tính,…Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tự thiết kế các ấn phẩm truyền thông kỹ thuật số như TVC quảng cáo, phim tài liệu,…

Nghiên cứu truyền thông 

Nghiên cứu truyền thông là ngành nghiên cứu các chiến lược và các loại hình truyền thông. Các loại truyền thông phổ biến là truyền thông, báo chí và truyền thông thực hành. 

Các bạn khi công tác trong ngành này sẽ không trực tiếp đảm nhận các dự án truyền thông. Các bạn chỉ lên các chiến lược và kế hoạch. Do đó, tầm ảnh hưởng của các bạn rất to lớn đến kết quả một hoạt động truyền thông. Công việc chính là quan sát và nghiên cứu các hiện tượng, thói quan và hành vi của người tiêu dùng. Sau khi nghiên cứu, các bạn sẽ đưa ra các định hướng và chiến lược truyền thông. 

Du học Mỹ ngành truyền thông thì sẽ làm những công việc gì? 

Là ngành rất đa dạng, các bạn có thể linh hoạt học và làm việc. Nếu có nền tảng về truyền thông sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể công tác trong nhiều ngành nhỏ: 

Marketing và quảng cáo: đây là ngành thường được nhiều SV chọn học ở Mỹ. Các bạn có thể làm những công việc có liên quan đến truyền tải thông tin. Sau đó, các bạn chọn lọc các thông tin hoặc thông điệp nhằm thuyết phục họ đưa ra các quyết định sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Quan hệ công chúng: sau ngành marketing và quảng cáo, nhiều SV cũng chuộng quan hệ công chúng. Mục tiêu chính của quan hệ công chúng là quản lý danh tiếng của công ty hoặc một người nổi tiếng. Từ đó, một sản phẩm hoặc một doanh nghiệp sẽ giữ được danh tiếng. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục là hai kỹ năng tiên quyết khi theo đuổi ngành này. 

Báo chí và phát thanh: tương tự như quan hệ công chúng, các bạn cần có kỹ năng giao tiếp tuyệt đỉnh. Tuy nhiên, các bạn không nhất thiết phải siêu đẳng về kỹ năng thuyết phục. Thay vào đó, các bạn cần có kỹ năng viết. Giao tiếp và viết lách là hai yếu tố cốt lõi khi theo đuổi ngành này. 

Truyền thông điện tử: với sự bùng nổ của thế giới mạng và các nền tảng mạng xã hội, ngành truyền thông điện tử đang lên ngôi. Các bạn khi học ngành này cũng có nhiều cơ hội việc làm. Nếu có đam mê ngành truyền thông điện tử, thì bạn nên học kết hợp với digital marketing. Vì nền tảng kiến thức về truyền thông sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau khi ra trường. 

Các ưu điểm khi học ngành truyền thông ở Mỹ

Sinh viên khi theo học ngành truyền thông ở Mỹ, các bạn sẽ được lựa chọn trường học phù hợp với năng lực học tập và khả năng tài chính. SV cũng sẽ được tiếp cận với các kiến thức thực tiễn. Các bạn cũng sẽ học cách phân tích nhiều vấn đề để tìm kiếm nhiều xu hướng. Các bạn vừa có kiến thức nền vừa có sự tự tin đào sâu vào nhánh ngành truyền thông. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể xin việc ở bất cứ đâu trên nước Mỹ và trên thế giới. Vì bằng cấp ở Mỹ được công nhận toàn cầu. 

Một số trường nổi tiếng chuyên đào tạo 

Ưu điểm khi du học Mỹ ngành truyền thông

Đại học Illinois 

ĐH Illinois tọa lạc ở Chicago – một trong các thành phố lớn nhất của thế giới. ĐH này cũng thuộc đại học nghiên cứu nổi tiếng và duy nhất ở Chicago. Với ngành truyền thông và phương tiện truyền thông, ĐH Illinois thuộc top 50 thế giới. 

Không chỉ tự tin về kiến thức được nhận, SV sau khi tốt nghiệp còn có cơ hội xin việc ở các doanh nghiệp lớ như Google, WGN News, National Public Radio,…Chỉ cần thực tập, SV cũng đã lĩnh hội rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Học phí của trường khoảng 30, 000 USD/năm và trường có cấp học bổng tối đa là 12, 000 USD/ năm cho 4 năm học. 

ĐH Southern California

ĐH Southern California nổi tiếng và tiên phong đào tạo ngành truyền thông bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, trường còn cấp học bổng Merit cho SV quốc tế (vài ngàn USD đến toàn bộ học phí). SV khi học ngành này sẽ tự tin về năng lực học tập và làm việc vì trường có nhiều hoạt động ngoại khóa. 

ĐH Arizona State

ĐH Arizona State University được xem là một trong những trường lâu đời và nổi tiếng ở Mỹ vì chuyên đào tạo truyền thông. Tọa lạc tại Phoenix (phía Tây Nam Mỹ), bang Arizona, trường có hơn 13 000 SV quốc tế. Đây là trường ĐH công lập được nhiều SV quốc tế ưa chuộng. Chỉ tính riêng SV Việt, trường đã có khoảng 150 bạn theo học. Học phí của trường vào khoảng 30, 000 USD/năm và có cấp học bổng cho SV quốc tế (10, 000 USD/năm). 

ĐH Ohio 

ĐH Ohio cũng là đại học công lập lâu đời của Mỹ. Thành lập từ năm 1804, ĐH này hiện đã nằm trong top các trường chuyên đào tạo về ngành truyền thông. Tọa lạc ở Athens của bang Ohio, SV có thể di chuyển dễ dàng và khám phá các địa điểm thú vị như Columbus, Cincinnati, Washington DC,…

Tuy là trường lâu đời nhưng chất lượng đào tạo của trường thuộc hàng top 185 hàng đầu của nước Mỹ. SV sau khi tốt nghiệp sẽ tự tin bước vào thị trường lao động vì các bạn đã tích lũy nhiều trải nghiệm từ các hoạt động ngoại khóa và làm việc trong trường.

Đại học The University of Arizona

ĐH The University of Arizona là đại học công lập thành lập từ năm 1885 ở Tucson, Arizona. Trường có diện tích trường khá rộng (khoảng 230 sân vận động cộng lại). Trường được bình chọn là một trong các trường mang lại nhiều giá trị tốt nhất cho SV. 

Mục tiêu giáo dục cốt lõi của trường là trang bị đầy đủ cho các SV về kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát huy tối đa năng lực và đủ bản lĩnh để làm việc. Ngoài học trên giảng đường, SV còn được tham gia các CLB theo sở thích, đam mê và năng khiếu. 

Với các bạn du học ngành truyền thông ở Mỹ, các bạn sẽ rèn luyện các kỹ năng thực tiễn thông qua các hoạt động ngoại khóa này. Các bạn có thể tham gia các môn thể thao, các câu lạc bộ về phát thanh – truyền hình,…

SV trường ĐH The University of Arizona

Triển vọng nghề nghiệp tương lai 

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức về truyền thông, giải trí, điện ảnh, quảng cáo, giáo dục,…

Biên tập viên ở đài truyền hình 

Biên tập viên ở đài phát thanh 

Biên tập viên xử lý phần hậu kỳ 

Chuyên viên phụ trách xây dựng các nội dung trên các đài phát thanh và đài truyền hình

Chuyên viên thực hiện các kỹ xảo điện ảnh ở các hãng sản xuất phim hoặc các công ty sản xuất điện ảnh – giải trí 

Biên tập viên ở các tòa soạn và nhà xuất bản 

Chuyên gia thiết kế các bộ sản phẩm về thương hiệu

Chuyên viên tư vấn và thiết kế các TVC quảng cáo 

Chuyên viên xây dựng thương hiệu ở các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp bán lẻ 

Chuyên viên thiết kế đồ hoạ hoặc mô phỏng mô hình trong y học, công nghiệp, du lịch, giáo dục,…

Giảng viên ở các ĐH-CĐ có đào tạo ngành truyền thông 

Trong thế giới truyền thông có rất nhiều ngành khác nhau. Nếu muốn đi du học Mỹ ngành truyền thông, các bạn nên tìm hiểu các nhánh ngành nhỏ và thế mạnh để theo đuổi. Các bạn sẽ thấy hấp dẫn khi trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông. 

Công Ty Tư Vấn Du Học và Định Cư DL SOLUTIONS

  • Địa chỉ: 129, đường số 7, phường Phước Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0347 888 696
  • Website: dlservicesinc.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/dlsolutions0627
Tin Mới Về Diện Định Cư Lao Động Phổ Thông EB-3 Bằng Con Đường Du Học

10-11-2022

Ngày 19/8/2022, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ đã quyết định tước bỏ việc công nhận Hội Đồng Tín Nhiệm Các Trường Đại Học và Cao Đẳng độc lập (ACICS). Điều này có nghĩa rằng tất cả các trường đại học và cao đẳng độc lập chỉ được công nhận bởi duy nhất hội đồng ACICS sẽ không được tham gia vào các hoạt động với mục đích di trú.
2 chương trình ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh viên bởi việc tước bỏ quyền công nhận này là các du học sinh tham gia các khoá học tiếng Anh dự bị (ESL) và các du học sinh (F-1) đang xin gia hạn chương trình thực tập 24 tháng cho các ngành khối STEM (khoa học, công nghệ, kĩ sư và toán học)
Tất cả các du học sinh đang theo học các khoá học tiếng Anh phải chấp hành các quy định của luật công nhận các chương trình đào tạo Tiếng Anh (Accreditation of English Language Training Programs Act), nếu chương trình chỉ được chấp nhận bởi hội đồng ACICS thì chương trình học sẽ không còn được công nhận như trước.
Các du học sinh diện F-1 đang xin chương trình 24 tháng thực tập cho khối ngành STEM cần đang học hoặc tốt nghiệp từ các trường của SEVP (Student and Exchange Visitor Program). SEVP sẽ gửi thư đến tất cả các du học sinh bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Tuy nhiên, các du học sinh đang theo học tại các trường nằm trong Hội Đồng ACICS cần liên lạc ngay với Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế để cập nhật tình trạng di trú của mình cũng như các quyền lợi cho việc nhập cư nếu có
trong tương lai.
Các chứng chỉ và bằng cấp của các trường thuộc Hội Đồng ACICS sau ngày 19/8/2022 sẽ không còn đáp ứng đủ yêu cầu để du học sinh xin tham gia chương trình H-1B master cap hoặc H-1B thông thường. Những đương đơn đang nộp đơn xin định cư I-140 dành cho diện lao động có tay nghề và chuyên gia cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định này.
Cánh cửa du học Mỹ đã có những yêu cầu khắt khe hơn. Nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội du học và định cư phía trước dành cho các bạn du học sinh tương lai nếu có lộ trình hợp lý. Hãy liên hệ đặt lịch tư vấn với DL Solutions để chúng tôi mang lại giải pháp tốt nhất theo nhu cầu của bạn.
DL SOLUTIONS SERVICES
🏢129 Đường số 7, Phường Phước Bình, Thủ Đức, Tp.HCM
📲 0347.888.696
📨 info@dlservicesinc.com
Lịch Chiếu Kháng Visa Mỹ (Tháng 10/2022)

20-10-2022

So với lịch chiếu khán 9/2022, lịch phỏng vấn visa Mỹ tiếp tục đứng yên và không có sự thay đổi nào so với lịch tháng 8/2022. Đây là tháng thứ 12 lịch tiếp tục đứng yên và không có sự thay đổi nào kể từ tháng 9/2021.

Đối với diện bảo lãnh gia đình (Family-based visa) thì Ngày hành động cuối và Ngày nộp đơn vẫn không có sự thay đổi so với tháng 9/2022. Tuy nhiên, riêng với diện lao động thì Ngày nộp đơn đăng ký và Ngày hành động cuối ở các khu vực đã có sự thay đổi:

  • Diện EB-5 và EB-3 (dành cho chuyên gia và lao động tay nghề cao): hiện vẫn đang là Current – nghĩa là thị thực có sẵn đối với Việt Nam.
  • Diện EB-3 (lao động phổ thông): đang xử lý đến ngày 1/6/2020.

Theo lịch chiếu khán visa Mỹ 10/2022, Sở Di trú Mỹ (USCIS) đã đánh C (Current – Hiện tại/ Có sẵn) cho cả Ngày hành động cuối cùng ở Bảng A và Ngày thụ lý đơn (Bảng B) cho tất cả các diện đầu tư EB-5 cho tất cả các quốc gia, trừ Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này có nghĩa là tất cả các hồ sơ được duy trì tình trạng không tồn đọng, và các đương đơn có thể nộp thị thực sau khi thoả đủ các điều kiện mà không bị chậm trễ trong quy trình xét duyệt hồ sơ.

Các hạng mục visa Mỹ định cư diện lao động (Employement-based):

  • EB-1: Lao động ưu tiên. Hạng mức phân bổ diện lao động ưu tiên là 28,6% visa dựa trên việc làm (Employment-based) cộng thêm visa còn dư chưa cấp phát hết của diện EB-4, EB-5 vào năm tài chính trước.
  • EB-2: Lao động ngành nghề có bằng cấp cao hoặc người có khả năng đặc biệt. Hạng mức phân bổ là 28,6% visa dựa trên việc làm (Employment-based) cộng thêm visa còn dư chưa cấp phát hết của diện EB-1 vào năm tài chính trước.
  • EB-3: Lao động có tay nghề, lao động chuyên nghiệp và các dạng lao động khác. Hạng mức phân bổ là 28,6% visa dựa trên việc làm (Employment-based) cộng thêm visa còn dư chưa cấp phát hết của diện EB-1, EB-2 vào năm tài chính trước. Tuy nhiên, diện “Lao động khác sẽ không được vượt quá 10,000 visa mỗi năm.
  • EB-4: Diện nhập cư đặc biệt, hạn mức visa 7,1% toàn thế giới.
  • EB-5: Tạo việc làm với hạn mức 7,1% toàn thế giới.

Ngày hành động cuối (Final Act Dates)

Diện lao động Các quốc gia khác Trung Quốc Ấn Độ
EB-1 C C C
EB-2 C 8/6/2019 1/04/2012
EB-3 C 15/06/2018 1/04/2012
Lao động khác 1/6/2020 1/9/2012 1/04/2012
EB-4 C C C
Lao động tôn giáo U U U
EB-5 (không dành riêng) C 22/03/2015 8/11/2019
EB-5 (khu vực nông thôn, 20%) C C C
EB-5 (khu vực thất nghiệp, 10%) C C C
EB-5 (dự án cơ sở hạ tầng, 2%) C C C

 

Ngày nộp đơn đăng ký (Dates for Filling Applications)

  • “Ngày nộp đơn đăng ký” là thời gian cho biết bạn có thể đến nộp đơn tại Trung tâm chiếu khán/ thị thực quốc gia National Visa Center.
  • “C” – Current: tình trạng hiện tại, là số lượng đơn đã được xác nhận để cấp cho tất cả các ứng viên đủ điều kiện.
  • “U” – Unauthorized: không hợp lệ, tức là số không được phép phát hành.
Diện lao động Các quốc gia khác Trung Quốc Ấn Độ
EB-1 C C C
EB-2 C 8/07/2019 1/05/2012
EB-3 C 15/07/2018 1/07/2012
Lao động khác 8/09/2022 1/11/2015 1/07/2012
EB-4 C C C
Lao động tôn giáo C C C
EB-5 (không dành riêng) C 1/01/2016 8/12/2019
EB-5 (khu vực nông thôn, 20%) C C C
EB-5 (khu vực thất nghiệp, 10%) C C C
EB-5 (dự án cơ sở hạ tầng, 2%) C C C

Theo đó, Việt Nam sẽ không còn hồ sơ visa EB-5 bị tồn động đối với diện Đầu tư trực tiếp và cả Đầu tư gián tiếp. Lãnh sự quán sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn và cấp visa EB-5 trong thời gian sớm nhất mà không cần phải chờ phân bổ visa như trước. Theo tỉ lệ phân bổ các nhóm visa lao động, số lượng visa cho chương trình EB-5 chiếm 7,1% toàn bộ visa diện lao động (Employment-based visa). Trong đó, 32% được phân bổ cho diện đầu tư gián tiếp.

Đối với diện bảo lãnh gia đình (Family-based visa) thì Ngày hành động cuối và Ngày nộp đơn vẫn không có sự thay đổi so với tháng 9/2022.

Các hạng mục visa Mỹ định cư diện bảo lãnh gia đình (Family-based):

  • F1: Con trai và con gái chưa lập gia đình của công dân Mỹ.
  • F2: Vợ/ chồng và con trai và con gái chưa lập gia đình của thường trú nhân
  • F2A: Vợ/ chồng hợp pháp và con cái của thường trú nhân
  • F2B: Con trai và con gái chưa kết hôn từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân Mỹ
  • F3: Con trai và con gái đã kết hôn của công dân Mỹ.
  • F4: Anh chị em của công dân Mỹ đã trưởng thành.

Ngày hành động cuối (Final Act Dates)

Diện bảo lãnh gia đình Các quốc gia khác Trung Quốc Ấn Độ
F1 1/12/2014 1/12/2014 1/12/2014
F2A C C C
F2B 22/09/2015 22/09/2015 22/09/2015
F3 22/11/2008 22/11/2008 22/11/2008
F4 22/03/2007 22/03/2007 22/03/2007

 

Ngày nộp đơn đăng ký (Dates for Filling Applications)

Diện bảo lãnh gia đình Các quốc gia khác Trung Quốc Ấn Độ
F1 8/08/2016 8/08/2016 8/08/2016
F2A C C C
F2B 1/01/2017 1/01/2017 1/01/2017
F3 8/11/2009 8/11/2019 8/11/2009
F4 15/12/2007 15/12/2007 22/02/2006

Xem bản tin Visa Bulletin tháng 10/2022 bản tiếng Anh trên website của Bộ Ngoại Giao Mỹ theo đường link https://travel.state.gov/content/travel/en/legal/visa-law0/visa-bulletin/2023/visa-bulletin-for-october-2022.html.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho visa diện bảo lãnh gia đình hay visa định cư diện lao động; công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về định cư Mỹ và các cơ hội để biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

Cập Nhật Số Lượng Visa Không Định Cư Được LSQ Mỹ Tại VN Cấp (Tháng 8/2022)

12-10-2022

Cục Lãnh sự Mỹ đã thông tin chính thức về số lượng thị thực không định cư được cấp trong tháng 8/2022 tại Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

SỐ LƯỢNG VISA ĐƯỢC CẤP TRONG THÁNG 8/2022
Loại thị thực Số lượng cấp
B1 1
B1/B2 5,396
B2 11
C1 3
C1/D 110
E3 1
E3D 1
F1 881
F2 16
G4 4
H1B 104
H4 90
I 1
J1 52
J2 5
K1 49
K2 15
L1 21
L2 31
M1 10
O1 6
O3 2
P3 9
R1 16

Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn du học và các chương trình đi Mỹ không định cư khác, DL Solutions với đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ Quý khách hàng nhiệt tình, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để tìm hiểu thêm thông tin về các cơ hội đến Mỹ học tập và làm việc, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

Cập Nhật Số Lượng Visa Định Cư Được Cấp Tại LSQ Mỹ Tại VN (Tháng 8/2022)

12-10-2022

Cục Lãnh sự Mỹ đã thông tin chính thức về số lượng thị thực định cư được cấp trong tháng 8/2022 tại Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

SỐ LƯỢNG VISA ĐƯỢC CẤP TRONG THÁNG 8/2022
Loại thị thực Số lượng cấp
AM 18
CR1 9
CR2 4
DV 1
E2 3
E3 3
EW 29
F1 114
F2A 5
F2B 129
F3 238
F4 760
FX 327
I5 273
IB1 1
IR1 248
IR2 125
IR5 841
IW 2
SB1 21
SE 4

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho visa diện bảo lãnh gia đình hay visa định cư diện lao động; công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về định cư Mỹ và các cơ hội để biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

LSQ Mỹ Tại VN Yêu Cầu Bổ Sung Nơi Sinh Trong Hồ Sơ Trước Khi Đi Phỏng Vấn Xin Visa

12-10-2022

Sau khi xem xét, Đại sứ quán Mỹ yêu cầu người nộp đơn xin visa phải có bị chú nơi sinh trong hộ chiếu Việt Nam mẫu mới trước khi phỏng vấn kể từ ngày 3/10/2022. Các đương đơn không có bị chú trong hộ chiếu bìa màu xanh tím than sẽ không được phép phỏng vấn và phải đặt lại lịch khác.

Đại sứ quán Mỹ yêu cầu người nộp đơn xin visa phải có bị chú nơi sinh trong hộ chiếu Việt Nam mẫu mới trước khi phỏng vấn

“Chúng tôi khuyến cáo tất cả các cá nhân đã có lịch hẹn phỏng vấn trong thời gian tới cần bổ sung bị chú trước thời hạn. Do những bất tiện nhất định của yêu cầu này, chúng tôi sẽ tiếp tục phỏng vấn các đương đơn mà không có bị chú trong hộ chiếu từ giờ đến hết ngày 29/9”, thông báo nêu.

Tất cả các đương đơn khi xin thị thực định cư và không định cư cần phải làm theo các bước sau:

. Đương đơn mới: khi điền mẫu đơn DS-160 hoặc DS-260, hãy đảm bảo điền thông tin về nơi sinh của bạn (không điền quê quán hoặc nơi đăng ký khai sinh; và phải điền tên tỉnh thành và quốc gia nơi đương đơn sinh ra).

. Các đương đơn có hộ chiếu mới bìa màu xanh tím than: các đương đơn phải bổ sung thông tin bị chú nơi sinh trước khi phỏng vấn. Nếu hộ chiếu mới không có bị chú, vui lòng mang theo bản gốc giấy khai sinh đến buổi phỏng vấn. Nếu đương đơn không có giấy khai sinh nhưng có hộ chiếu cũ màu xanh có thông tin nơi sinh, vui lòng mang cả hộ chiếu cũ cùng với hộ chiếu mới.

Các hoạt động về cấp và xét duyệt thị thực không định cư lẫn thị thực định cư vẫn sẽ diễn ra bình thường. Tuy nhiên, với tình trạng tồn đọng thị thực, các đương đơn có thể sẽ phải chờ thời gian lâu. Với các thị thực không định cư cần đến Hoa Kỳ khẩn cấp có thể làm theo hướng dẫn trên trang web của Lãnh sự quán để được đặt lịch gấp. Ngoài ra, các đương đơn xin thị thực định cư có các câu hỏi về hồ sơ xin thị thực hay các thắc mắc khác có thể liên hệ Bộ phận thị thực định cư của Đại sứ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Việc tìm được thông tin chính xác, cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho visa diện bảo lãnh gia đình hay visa định cư diện lao động; công ty DL Solutions với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ luôn hỗ trợ các bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về định cư Mỹ và các cơ hội để biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!

 

Các Chương Trình Định Cư Canada (Đề Cử Tỉnh Bang PNP) Năm 2022

12-10-2022

PNP (Provincial Nominee Program) là một chương trình nhập cư do Chính phủ liên bang, tỉnh và vùng lãnh thổ cùng quản lý. Chương trình cung cấp cho các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada quyền tạo ra các chương trình nhập cư riêng ở mỗi tỉnh bang để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động và các mục tiêu phát triển kinh tế.

PNP là  chương trình nhập cư do Chính phủ liên bang, tỉnh và vùng lãnh thổ cùng quản lý

Canada cho ra đời chương trình đề cử tỉnh bang (PNP) vào năm 1998 để phổ biến lợi ích của việc nhập cư đồng đều hơn giữa các tỉnh bang và khuyến khích nhập cư đến các tỉnh vùng ven, nhỏ lẻ và các khu vực ít dân cư. Hiện tại, PNP chiếm tỉ trọng đáng kể trong việc nhập cư kinh tế đến hầu hết các tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada.

PNP là chương trình hiện đang đứng thứ 2 về số lượng Thường trú nhân mới của Canada trong năm 2021 với 54,000 người. Theo kế hoạch nhập cư của Chính phủ Canada vào ngày 14/02/2022 vừa qua, trong năm 2022 dự kiến sẽ có hơn 83,000 người nhập cư thông qua PNP và đây cũng là chương trình có số lượng người nhập cư nhiều nhất trong 3 năm tới.

Hãy cùng DL Solutions nhìn lại PNP trong tháng 8 năm 2022 nhé!

PNP liên kết với Express Entry

Hầu hết các tỉnh bang và vùng lãnh thổ tham gia đều có ít nhất một chương trình PNP phù hợp với hệ thống Express Entry của liên bang, và là hệ thống quản lý của Canada cho ba chương trình nhập cư: Canadian Experience Class (CEC), Federal Skilled Worker Program (FSWP) và Federal Skilled Trades Program (FSTP). Các nhánh PNP liên kết với Express Entry, còn được gọi là PNP “nâng cao”, cho phép một tỉnh chọn các ứng viên có hồ sơ trong nhóm Express Entry và mời họ đăng ký đề cử cấp tỉnh. Các ứng viên Express Entry nhận được đề cử từ PNP sẽ tự động được nhận 600 điểm trong Hệ thống xếp hạng toàn diện (CRS) thêm vào điểm cơ bản của mình.

Vào tháng 8/2022, đã có 5 tỉnh bang Canada công bố kết quả bốc thăm của các chương trình nhập cư, bao gồm British Columbia, Quebec, Prince Edward Island, Saskatchewan và Ontario.

British Columbia

British Columbia sử dụng hệ thống xếp hạng riêng của mình, gọi là Skills Immigration Registration System (SIRS)

British Columbia không sử dụng hệ thống xếp hạng toàn diện CRS mà thay vào đó, tỉnh bang này sử dụng hệ thống xếp hạng riêng của mình, gọi là Skills Immigration Registration System (SIRS).

Vào tháng 8/2022, British Columbia đã tổ chức rút thăm 1 lần vào ngày 23/8 và mời tổng cộng 210 ứng viên. Trong đó có đến 205 ứng viên thuộc ngành nghề công nghệ. Các lời mời đã được cấp cho các ứng viên trong danh mục lao động tay nghề cao, du học sinh và bao gồm các ứng viên Express Entry.

British Columbia đã yêu cầu 106 điểm đối với các ứng viên Skilled Workers và 75 điểm đối với các ứng viên Entry Level và Semi-Skilled candidates.

Saskatchewan

Trong tháng 8, Saskatchewan đã tổ chức 2 cuộc bốc thăm và mời tổng cộng 1297 ứng viên. Trong đó, tỉnh bang này đã tổ chức bốc thăm lần 1 vào ngày 18/8, mời 668 ứng viên với yêu cầu số điểm tối thiểu là 67 điểm. Cuộc bốc thăm lần 2 là vào ngày 25/8 mời tổng cộng 629 ứng viên, với yêu cầu số điểm tối thiểu là 65 điểm.

Nếu như trước đây, Saskatchewan tổ chức bốc thăm đều đặn mỗi tuần thì kể từ tháng 7, tỉnh bang này đã giảm số lượng bốc thăm xuống còn 2 lần 1 tuần. Trong tháng 7 vừa qua, Saskatchewan đã mời tổng cộng 200 ứng viên.

Đảo hoàng tử Edward

Vào ngày 18/8, Prince Edward Island đã tổ chức bốc thăm và mời tổng cộng 121 ứng viên. Trong đó, các ứng viên Express Entry và Labour Impact nhận được nhiều lời mời nhất, với tổng số 117 thư mời.

Bốn lời mời còn lại thuộc về các ứng viên Business Impact có điểm số ít nhất là 97 điểm. So với tháng trước, điểm định cư tại đây đã tăng thêm 37 điểm.

Quebec

Nếu bạn muốn nhập cư đến Quebec theo chương trình công nhân lành nghề thông thường, đơn đăng ký phải được gửi qua cổng thông tin điện tử Arrima. Sau đó, tỉnh bang sẽ mời các ứng viên có hồ sơ phù hợp với các tiêu chí của chương trình nhập cư của Quebec.

Ngày 9/8 vừa qua, Quebec đã mời tổng cộng 58 ứng viên thông qua chương trình Công nhân lành nghề thông thường.

Ontario

Các ứng viên cho hạng mục này phải nộp thư bày tỏ nguyện vọng

Vào ngày 16/8 vừa qua, Ontaro đã bốc thăm PNP theo diện doanh nhân. Tỉnh bang đã phát hành 30 thư mời đến các ứng viên với điểm số từ 138 đến 160. Đây là đợt rút thăm đầu tiên diện doanh nhân kể từ 2021.

Gióng như tất cả các hạng mục theo chương trình đề cử tỉnh bang Ontario (OINP), các ứng viên cho hạng mục này phải nộp thư bày tỏ nguyện vọng, nếu được mời nộp hồ sơ, ứng viên phải tham gia phỏng vấn và ký thoả thuận bắt buộc theo yêu cầu.

Trên đây là tổng quan kết quả nhập cư PNP Canada vào tháng 8/2022. Quý khách hàng có bất kỳ nhu cầu nào được tư vấn về đầu tư, định cư Canada, hãy liên hệ ngay với DL Solutions để được nhanh chóng hỗ trợ chi tiết.

Top 10 Trường ĐH Tốt Nhất ở Canada Năm 2022

12-10-2022

Canada là điểm đến hàng đầu của du học sinh quốc tế bởi môi trường giáo dục đạt chuẩn, cùng các trường đại học hiện đại và chương trình học linh hoạt. Hơn thế nữa, chính sách thu hút định cư của chính phủ Canada khiến Canada trờ nên ngày càng hấp dẫn đối với du học sinh. Hàng năm, có rất nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn du học Canada và giành được các học bổng có giá trị. Vậy du học Canada thì nên học trường nào? Hãy cùng tìm hiểu top 10 trường đại học tốt nhất ở Canada trong năm 2022 nhé!

1. University of Toronto

Đứng đầu trong Bảng xếp hạng của The Times Higher 2022 là trường Đại học Toronto, ngôi trường được đánh giá là tốt nhất ở xứ sở lá phong.

Đứng đầu trong Bảng xếp hạng của The Times Higher 2022 là trường Đại học Toronto, ngôi trường được đánh giá là tốt nhất ở xứ sở lá phong, và đứng ở vị trí thứ 26 trong Bảng xếp hạng QS World University Rankings 2022. University of Toronto là ngôi trường được thành lập từ năm 1827, và có lịch sử lâu đời thứ hai tại Canada, chỉ sau McGill University.

Đại học Toronto toạ lạc tại thành phố Toronto – thành phố lớn nhất Canada. Hiện Đại học Toronto có khoảng 76,000 sinh viên đang theo học, và có gần 26,000 sinh viên quốc tế đến từ khắp các quốc gia trên thế giới. Sinh viên tại đây có thể chọn lực theo học hơn 700 chương trình đào tạo hệ Đại học và hơn 220 chương trình đào tạo hệ Thạc Sỹ.

Toronto University là ngôi trường nổi tiếng về nghiên cứu lĩnh vực y sinh. Nơi đây nổi tiếng về các công trình nghiên cứu y học, lý thuyết về khoa học, là nơi sản sinh ra insulin và nghiên cứu tế bào. Trường cũng sở hữu hệ thống thư viện lớn thứ ba ở Bắc Mỹ, chỉ sau Harvard và Yalee

2. McGill University

Toạ lạc tại Montreal, Đại học McGill vẫn ở vị trí thứ hai trong năm nay. Được thành lập năm 1821, McGill hiện là trường Đại học lâu đời nhất Canada. Trường có 12 giải Nobel Laurate danh giá và 145 học giả Rhodes trong số các cựu sinh viên trường.

McGill là trường nổi tiếng trên khắp đất nước Canada với hơn 50 trung tâm nghiên cứu, hơn 400 chương trình đào tạo và mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp, lên đến 250,000 đến từ 150 quốc gia khác nhau. Đây là ngôi trường có tỷ lệ nghiên cứu sinh hệ tiến sỹ cao nhất trong số các trường Đại học ở Canada.

3. University of British Columbia

University of British Columbia hiện đang xếp thứ 3 tại Canada và đứng thứ 50 trên toàn thế giới. Được thành lập từ năm 1915, trường là cái nôi đào tạo ra các thủ tướng, các học giả đoạt giải Nobel và hàng loạt các nhân vật thành công và có tầm ảnh hưởng khác.

Nằm phía bờ biển phía Tây Thái BÌnh Dương – Vancouver và Kelowna, University of British Columbia là ngôi trường đại học lớn và nổi tiếng ở thánh phố Vancouver. Trường hiện có hơn 60,000 sinh viên và có gần 12,000 sinh viên quốc tế.

Trường có thế mạnh đào tạo về các ngành khoa học máy tính, công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật thị giác,…Bằng cấp của trường Đại học UBC được công nhận trên toàn thế giới.

4. Université de Montréal

Université de Montréal là trường Đại học lớn thứ hai cả nước xét về số lượng sinh viên.

Là trường Đại học nói tiếng Pháp duy nhất trong số 5 trường Đại học hàng đầu tại Canada, Université de Montréal là trường Đại học lớn thứ hai cả nước xét về số lượng sinh viên, với hơn 41,000 sinh viên đang theo học. Trong đó, sinh viên quốc tế chiếm một phần tư trên tổng số.

Đại học Université de Montréal sẽ là lựa chọn tốt cho các bạn sinh viên muốn theo học các ngành luật, y tế,…Trường hiện có rất nhiều trung tâm nghiên cứu nổi tiếng như: trung tâm nghiên cứu đại học MILA, viện nghiên cứu ung thư và miễn dịch học IRIC, trung tâm nghiên cứu luật công toàn diện nhất tại Canada CRDP,…

5. University of Alberta

Được thành lập vào năm 1908, và là một trong những trường Đại học uy tín hàng đầu tại thành phố Admonton, bang Alberta, University of Alberta hiện đang xếp thứ 5 tại Canada. Đại học này là ngôi nhà của hơn 40,000 sinh viên trong đó có hơn 7,000 sinh viên quốc tế đến từ 150 quốc gia.

Đại học Alberta là trường đứng đầu về ngành kinh tế ở Alberta và đặc biệt được biết đến với các khoá học về nghệ thuật và nhân văn học. Trường sở hữu những cơ sở nghiên cứu và giảng dạy hàng đầu thế giới như viện công nghệ nano quốc gia Canada, viện virus Li Ka Shing,…

6. McMaster University

Đại học McMaster xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng top 10 trường Đại học tốt nhất Canada và xếp thứ 144 trên Bảng xếp hạng thế giới. McMaster University toạ lạc tại Hamilton Ontario, nổi tiếng với trường y khoa danh tiếng. Trường hiện tại có hơn 70 trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu, trong đó có 3 trung tâm quốc gia về chất lượng cuộc sống.

Trường có các thế mạnh đào tạo trong các lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật, khoa học y tế, nhân văn, khoa học xã hội,…

7. University of Waterloo

Tăng 7 bậc trong Bảng xếp hạng thế giới năm nay và ở vị trí thứ 7 ở Canada chính là trường Đại học Waterloo. Được thành lập vào năm 1956, trường có 3 cơ sở và thành viên của nhóm nghiên cứu U15 uy tín. University of Water xếp hạng 85 trên toàn thế giới về trường Đại học được các Nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Thế mạnh của trường là chương trình thực tập hưởng lương Co-op lớn nhất thế giới. Sinh viên sẽ có cơ hội được trải nghiệm, cọ xát với công việc chuyên môn.

Những ngành đào tạo nổi bật của University of Waterloo có thể kể đến như: ngành kinh doanh, sức khoẻ, kỹ thuật, khoa học, môi trường, nghệ thuật,…

8. Western University

Đại học Western tăng 8 bậc trong Bảng xếp hạng thế giới trong năm nay, đạt vị trí thứ 203. Được thành lập vào năm 1878, hiện trường có hơn 38,000 sinh viên đến từ 121 quốc gia và là một trong những trường Đại học nghiên cứu hàng đầu của Canada.

Sở hữu khu học xá chất lượng, cùng với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, Western University ngày càng thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến học tập tại trường. Trường hiện sở hữu rất nhiều các trung tâm nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới như: viện triết học Rotman, viện nghiên cứu kỹ thuật gió,…

9. University of Ottawa

Là một tong những trường Đại học song ngữ Anh – Pháp hàng đầu trên thế giới, Đại học Ottawa ngày càng thu hút nhiều sinh viên đến học tập tại đây. Trường hiện có 10 chuyên ngành và hơn 450 chương trình đào tạo bậc Đại học va sau Đại học chất lượng.

University of Ottawa đang đào tạo hơn 35,000 sinh viên, trong đó có khoảng 7,000 sinh viên quốc tế đến các quốc gia khác nhau trên thế giới. Thế mạnh của trường có thể kể đến các ngành về y khoa, luật, khoa học xã hội,…

10. University of Calgary

University of Calgary là ngôi trường giành điểm số cao nhất trong chỉ số giảng viên quốc tế, và đứng thứ 212 trên thế giới.

Đứng ở vị trí cuối cùng trong Bảng xếp hạng top 10 trường Đại học tốt nhất Canada đó chính là University of Calgary. Được thành lập vào năm 1944, trường hiện đang đào tạo 33,000 sinh viên với hơn 200 chương trình giảng dạy hệ Đại học và sau Đại học.

University of Calgary là ngôi trường giành điểm số cao nhất trong chỉ số giảng viên quốc tế, và đứng thứ 212 trên thế giới về các trường có tỷ lệ giảng viên quốc tế nhiều nhất trên thế giới.

DL Solutions là đơn vị chuyên tư vấn du học với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên chuẩn bị hồ, xin visa, học bổng,…tại các trường ở Canada. Để tìm hiểu thêm thông tin về du học Canada, phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên hãy liên hệ tới hotline để được DL Solutions tư vấn nhanh chóng!.

Mỹ Hủy Bỏ Phỏng Vấn Visa Dành Cho Loại Visa Không Định Cư

12-10-2022

Việc gia hạn visa là điều bắt buộc nếu bạn muốn kéo dài tình trạng lưu trú của mình ở xứ sở cờ hoa sau khi visa đã hết hạn. Tuy nhiên, với hình thức xin gia hạn visa không cần phỏng vấn hiện nay (qua đường bưu điện) rất đơn giản, thuận tiện mà lại tiết kiệm. Để biết được các thủ tục gia hạn visa qua đường bưu điện, hãy tham khảo bài viết dưới đây của DL Solutions nhé!

1. Gia hạn visa Mỹ không cần phỏng vấn

Xin gia hạn visa không cần phỏng vấn hiện nay (qua đường bưu điện) rất đơn giản, thuận tiện mà lại tiết kiệm

Các hình thức gia hạn visa Mỹ không cần phỏng vấn sẽ dành cho các đối tượng sau đây:

. Visa du lịch/ du học

. Thăm thân

. Khách trao đổi

. Khách làm việc có thời hạn tại Hoa Kỳ

. Khách lưu chuyển giữa các công ty

. Khách đang có các loại thị thực B, F, M, J, H và L

2. Điều kiện gia hạn visa

Chính phủ Mỹ đã có những thay đổi đáng kể trong quy trình cấp gia hạn visa cho công dân Việt Nam. Theo đó, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để được xin gia hạn visa:

. Là công dân Việt Nam, có xác nhận về tình trạng cư trú tại Việt Nam.

. Hiện đang ở Việt Nam

. Có visa không định cư của Hoa Kỳ (B1/ B2) vẫn còn hiệu lực hoặc hết hạn trong vòng 12 tháng và đang xin thị thực cùng loại. Nếu quá 12 tháng thì không được gia hạn xin visa mà phải xin cấp visa mới.

. Không bị từ chối cấp visa trong lần phỏng vấn gần nhất.

. Có nhu cầu xin gia hạn visa cùng loại đang sở hữu.

. Không có nhu cầu dùng hộ chiếu trong vòng 8 -10 ngày tới.

. Thị thực trước khi được cấp khi bạn đủ 14 tuổi trở lên và đã cung cấp đủ 10 dấu vân tay.

. Nếu là học sinh thì phải đảm bảo chưa rời khỏi Hoa Kỳ khi nghỉ học từ 5 tháng trở lên, trừ các hoạt động liên quan đến chương trình học được tổ chức ở nước ngoài.

. Đáp ứng tất cả các yêu cầu trong phần An ninh và Lý lịch trong mẫu đơn DS-160.

. Lần xin visa trước bằng hoặc lớn hơn 14 tuổi.

. Tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh và quốc tịch trên hộ chiếu trùng khớp với thông tin thị thực trước.

Nếu không đạt đủ các điều kiện trên, bạn sẽ không được gia hạn visa qua đường bưu điện mà phải trực tiếp phỏng vấn xin thị thực.

3. Hồ sơ cần thiết để gia hạn visa Mỹ

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện như sau:

. Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng

. Visa cũ trong khoảng 12 tháng trở lại đây

. Trang xác nhận DS-160 có mã vạch đã điền đầy đủ thông tin và nộp trực tuyến

. 1 ảnh chân dung cỡ 5x5cm, được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất

. Biên lai xác nhận thanh toán phí gia hạn visa

. Bảng gốc mẫu đơn I-20 hoặc DS-2019 và Bảng điểm học tập (gia hạn cho sinh viên và khách trao đổi)

. Bản chính hoặc mẫu đơn I-797/ I-129 và biên nhận phí duyệt hồ sơ (gia hạn hồ sơ bảo lãnh)

4. Quy trình & thủ tục gia hạn visa không cần phỏng vấn

Quy trình gia hạn visa Mỹ online sẽ bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu vào mẫu đơn xin visa không định cư (form DS-160) tại link https://ceac.state.gov/genniv/. Sau khi hoàn tất, website sẽ kích hoạt một trang xác nhận có mã vạch bằng chữ và số. Bạn in trang xác nhận này ra để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản cá nhân trên hệ thống. Nếu chưa có tài khoản, bạn tiến hành tạo tài khoản bằng cách ấn vào “New User”. Tiếp theo, đương đơn hoàn tất các câu hỏi theo yêu cầu để kiểm tra xem mình có đủ điều kiện để gia hạn visa Mỹ online hay không.

Bước 3: Để hoàn thành thủ tục gia hạn, bạn cần thanh toán lệ phí gia hạn visa Mỹ tại bưu điện Việt Nam. Khi đi nộp tiền, bạn cần đem đầy đủ các giấy tờ sau:

. Hướng dẫn nộp tiền gia hạn visa Mỹ

. Hộ chiếu bản gốc còn hạn

. Trang xác nhận đơn điện tử DS-160 có mã vạch

Sau khi thanh toán phí visa thành công, bạn sẽ nhận được biên lai thanh toán. Giữ cẩn thận biên lai nộp kèm cùng với hồ sơ khi gửi đường bưu điện.

Bước 4: In thư xác nhận miễn phỏng vấn thị thực, bao gồm mã vạch, họ tên và số hộ chiếu của bạn. Tập hợp tất cả các giấy tờ trên trong hồ sơ xin visa Mỹ được quy định ở trên.

Bước 5: Nộp thư xác nhận gia hạn thị thực và các giấy tờ khác được yêu cầu đến một trong những bưu cục giao nhận của công ty chuyển phát được chỉ định. Lưu ý rõ cho nhân viên bưu điện rằng phong bì này bạn gửi để gia hạn visa Mỹ. Nhân viên bưu điện sẽ giúp bạn dán nhãn/ mã vạch lên nhãn dán địa chỉ phong bì và đưa cho bạn biên nhận có số theo dõi.

Bước 6: Sau quá trình xét duyệt hồ sơ, bưu đị6n sẽ chuyển phát lại giấy tờ và hộ chiếu đến địa chỉ của bạn. Nếu gia hạn visa thành công, hộ chiếu sẽ bao gồm visa.

Thủ tục xin gia hạn visa Mỹ nhìn chung không phức tạp, nhưng để chắc chắn thành công và tiét kiệm thời gian, DL Solutions với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và tận tình sẽ hỗ trợ Quý khách. Ngoài ra, nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc về gia hạn visa Mỹ, hãy liên hệ với DL Solutions để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tối đa.